Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa
Đây là mô hình nuôi của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Diện tích ruộng nuôi rộng 300m2. Cách nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp, dễ áp dụng.
Chuẩn bị ruộng nuôi
Chia ruộng thành 12 luống, giữa mỗi luống có rãnh nước. Chung quanh ruộng có mương, từ giữa ruộng có xẻ mương chữ thập. Mương ruộng rộng 50 cm, sâu 25 - 30 cm. Mỗi phần ruộng chia làm bốn ô, mỗi ô rộng 6,25m2. Giống lúa cấy loại "231-8". Giống lươn mua ở ngoài thị trường, chọn con khỏe, đồng cỡ. Khi cây lúa bắt đầu xanh cuối tháng 7 thì thả lươn giống vào. Mật độ thả trung bình 20 con/m2.
Chung quanh ruộng chắn bằng tấm lợp xi-măng dựng đứng theo góc 90o, chân tấm lợp cắm vào đất cứng có kích thước 77,5 x 42,5cm.
Quản lý ruộng nuôi
Độ nước sâu: Chủ yếu căn cứ vào nhu cầu sinh trưởng của lúa có chú ý đến tập tính sống của lươn. Thời kỳ đầu, nước phục vụ cho lúa là chính, phơi rút cạn nước nhiều lần. Thời kỳ sau nước để tưới ẩm là chính. Cụ thể trước 20-8 luôn giữ nước ở ruộng từ 6-10cm, cho tới trước khi lúa ngậm đòng đến lúc hạt có sữa giữ mức nước sâu khoảng 6cm, sau đó lần lượt bơm nước và tháo cạn cho đến ngày 14-10.
Thời kỳ tháo cạn ruộng, luôn giữ mức nước ở mương 5cm. Quá trình nuôi lươn cần kiểm tra cống ra vào đề phòng lươn bò mất.
Cho ăn: Bắt đầu cho ăn từ 1-8. Hai tháng đầu thức ăn chính gồm có thịt trai, phế phẩm lò sát sinh, dòi, sau tháng thứ 3 cho ăn giun, phế phẩm lò mổ. Thức ăn cho ăn thả vào các mương.
Thời gian tháo cạn nước không cần cho ăn hay cho ăn ít. Sau 5-10 thời tiết lạnh lươn ăn ít, sau đó không cho ăn.
Tổng cộng thời gian cho ăn: 59 ngày.
Bón phân: Đổ phân bón lót khi chưa cày ruộng, sau khi lúa lên xanh thì bón thúc thêm phân đạm, lân. Mỗi một m2 ruộng bón 3kg đạm, 7gam kali. Thời kỳ có đòng đến lúa ra hoa bón thúc một lần bằng phân chuồng với 1kg phân lợn/m2, phân bắc 0,5kg/m2. Chú ý bón ở mương ruộng ngấm dần vào lúa.
Phòng trị bệnh hại
Quá trình nuôi lươn, lươn ăn sâu bọ nên lúa ít bị bệnh. Trong thời gian nuôi phun thuốc sâu một lần để diệt trứng côn trùng. Kết quả ruộng sạch cỏ, ít cỏ dại, lúa tốt hơn ở ruộng khác.
Related news
Năm 2010, cuộc sống của một số hộ nuôi lươn ở xã Tân An – Thị xã Tân Châu phần nào được cải thiện, nhờ thu nhập từ bể nuôi lươn. Giá bán có lúc lên đến 140.000 – 150.000 đồng/kg cho 1kg lươn loại I (khoảng 5 con/kg). “Trúng mùa được giá” nên nhiều hộ nuôi đã phát triển thêm quy mô. Một số hộ nuôi mới, báo hiệu tình hình nuôi lươn ở Tân Châu sẽ phát triển hơn ở năm 2011.
Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thứơc ao tuỳ theo qui mô nuôi mà quyết định, ao nhỏ có thể vài m2, ao lớn 100m2, nhìn chung từ 10 - 20m2 là thích hợp, nước sâu 0,7 - 1m, ao đất hoặc ao xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc phòng được lươn bò đi, dễ đánh bắt, lấy nước vào và tháo nước dễ.
Từ các khối bọt trắng biểu hiện lỗ đẻ của lươn, chúng ta có thể dùng gáo, vợt có mắt lưới dầy để vớt các ổ trứng cho vào thùng có sẵn nước đưa về bể ấp. Khi nhiệt độ nước 25-30oC, sau một tuần trứng nở thành lươn con, vớt lươn con ra ương ở ao, thức ăn là giun, dòi, ốc băm nhỏ.
Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển. Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Kỹ thuật sản xuất lươn giống về cơ bản giống kỹ thuật sản xuất cá giống, nhưng vì lượng trứng của lươn ít (khoảng 80 đến 1.100 trứng trên một cá thể) nên cần nhiều lươn bố mẹ.