Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lươn Không Cần Bùn

Nuôi Lươn Không Cần Bùn
Ngày đăng: 20/06/2012

Trong lần thăm mô hình nuôi lươn không cần bùn ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hoàng ở Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định nuôi lươn theo cách này.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng kể, trước đây ông cũng nuôi lươn trong bể bùn như bao hộ khác, nhưng trong quá trình nuôi ông thấy nuôi lươn trong bể bùn có nhiều hạn chế như: Đi lấy bùn khó; không quản lý, theo dõi được quá trình sinh trưởng phát triển, không phát hiện bệnh kịp thời để điều trị cũng như quản lý số lượng của lươn.

Ông tìm tòi và thử nghiệm nuôi lươn trong bể không bùn và đã cho kết quả khả quan. Từ thành công này, năm 2009 ông bắt đầu chuyển hẳn sang nuôi lươn không bùn và mở rộng diện tích từ vài hồ đến nay lên 16 hồ.

Theo kinh nghiệm của ông Hoàng, hồ nuôi lươn không nên xây lớn quá (diện tích từ 6-8m2/hồ) để giúp việc theo dõi, quản lý lươn dễ dàng. Đáy và thành hồ tốt nhất là lót gạch men nhằm hạn chế sây sát da lươn gây ghẻ lở; thành hồ lát gạch cao 40cm; mỗi hồ có một lỗ thoát nước 10cm, xung quanh ống thoát đặt thêm ống bảo hiểm to hơn ống thoát để lươn thoát theo nước ra ngoài khi xả nước; trong hồ có những tấm vạt tre để lươn ngoi lên thở; trong hồ không thả lục bình hay bất cứ vật gì khác; có trại che nắng giữ nhiệt độ trong nước ổn định.

Ông Hoàng cho biết, nguồn lươn giống ông mua từ các tỉnh miền Tây giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Lươn con mới bắt về được sát trùng bằng dung dịch muối nồng độ 2-3% trong 5-10 phút và thuốc tím 10 - 20g/m3 từ 15 - 30 phút để loại trừ ký sinh trùng và sát trùng vết thương do sây sát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển. Lươn mới bắt về, nuôi trong bể ương khoảng 10-15 ngày để theo dõi, phân loại và loại bỏ những con chết, sau đó mới đưa ra bể nuôi. Mật độ nuôi 500-600 con lươn/m2 (100kg/6m2 ).

Theo ông Hoàng, cho lươn ăn tốt nhất lúc chiều tối, thức ăn bằng 1-1,5% tổng trọng lượng lươn/ngày, thức ăn thả trực tiếp lên các tấm vạt và theo dõi lươn ăn; sau khi lươn ăn 10-15 phút, thức ăn thừa vớt ra khỏi hồ để không ô nhiễm nước. Lươn có tập quán ăn dơ nhưng ở sạch nên mỗi ngày ông phải thay nước một lần vào buổi sáng.

Lươn nuôi 6 tháng được thu hoạch (trọng lượng 3 con/kg). Ông Hoàng tiết lộ, hiện trong hồ của ông có khoảng 6 - 6,5 tấn lươn, với giá bán hiện nay 120.000 đồng/kg, trừ chi phí ông lãi hơn 200 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01 Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.

16/01/2015
Ninh Thuận Nuôi Tôm Công Nghiệp Không Sử Dụng Kháng Sinh, Hóa Chất Theo VietGAP Ninh Thuận Nuôi Tôm Công Nghiệp Không Sử Dụng Kháng Sinh, Hóa Chất Theo VietGAP

Tôm nuôi VietGAP nhanh lớn (do mật độ vừa phải), màu sắc đẹp, tỷ lệ sống cao, không bị bệnh, năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, tôm nuôi VietGAP, có giá bán cao hơn tôm nuôi thường 12.000 - 15.000 đồng/kg vì hạn chế hoặc không dùng kháng sinh, do vậy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu dễ dàng.

16/01/2015
U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng

Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, giá cá bổi hiện đang xuống thấp so với năm trước. Vì vậy, nhân rộng mô hình nuôi phải có giải pháp về đầu ra ổn định, cũng như có chính sách hỗ trợ vốn. Hướng đi này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn khôi phục nguồn lợi cá đồng.

16/01/2015
Tỉ Phú Nuôi Trăn Trên Đệm Lót Sinh Học Tỉ Phú Nuôi Trăn Trên Đệm Lót Sinh Học

Do thị trường hay biến động và chi phí ngày một tăng cao, vì thế anh Đường tìm tòi, áp dụng cách nuôi trăn trên ĐLSH và cho kết quả khả quan. Anh Đường cho biết: “Tôi nuôi trăn gần 20 năm, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhưng thấy loài này vẫn thường bị mắc một số bệnh như đẹn miệng, sưng phổi, hô hấp… dẫn đến lợi nhuận không cao và tốn nhiều thời gian chăm sóc nên không nuôi được với số lượng lớn”.

16/01/2015
Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ “Tấn Công” Của Khoai Tây Trung Quốc Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ “Tấn Công” Của Khoai Tây Trung Quốc

Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.

16/01/2015