Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Mới

Mô Hình Chăn Nuôi Mới
Ngày đăng: 19/09/2014

Thông qua huấn luyện kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Tân Châu và hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, nông dân các xã, phường ở Tân Châu ứng dụng thành công các mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và môi trường trên địa bàn dân cư được cải thiện tốt hơn.

Sau khi đi tham quan thực tế tại các trại giống, tham khảo qua nhiều tài liệu, nhận thấy chăn nuôi heo an toàn sinh học, thân thiện môi trường có nhiều ưu điểm nên ông Nguyễn Tiến Đồn (ấp Vĩnh Thạnh 1, xã Lê Chánh) quyết định đầu tư 170 m2 chuồng trại quy mô kiên cố, lắp đặt hệ thống biogas, chọn con giống tốt… mỗi năm xuất chuồng bán khoảng 300 heo con.

“Áp dụng mô hình nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm chủng chặt chẽ nên heo ít bệnh tật, heo ăn mạnh và mau lớn” – ông Đồn cho biết. Chăn nuôi theo phương pháp an toàn, từ ngày heo sinh ra đến khoảng 45 – 50 ngày tuổi, đạt trọng lượng từ 12 – 13 kg.

Ông Đồn thiết kế chuồng trại thành 2 khu riêng biệt, dành cho heo chuẩn bị sinh và sau khi sinh sản để tiện lợi trong chăm sóc. Hàng ngày, chuồng trại thường xuyên được dội rửa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh; môi trường chăn nuôi thoáng mát, góp phần hạn chế đáng kể bệnh cho đàn heo. Nhờ hệ thống biogas được lắp đặt khép kín nên đảm bảo điều kiện môi trường, tiết kiệm đáng kể chi phí chất đốt nấu nướng và còn sử dụng thắp sáng sinh hoạt.

Tổng số 16 hộ trong dự án chăn nuôi vịt ở Tân An (mỗi hộ được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn và thuốc trị bệnh… tương đương 16 triệu đồng/hộ), sau 7 – 8 tháng chăn nuôi đã thu lợi nhuận thấp nhất 20 triệu đồng/hộ, cao nhất 45 triệu đồng/hộ. Nhờ giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông An Giang, giá vịt từ 10.000 – 20.000 đồng/con, giá trứng từ 100 – 200 đồng/trứng.

Ông Trương Văn Nhích, Tổ trưởng Tổ hợp tác số 1, cho biết, khi bà con nuôi vịt đàn ở Tân An được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chọn con giống vịt nuôi hướng trứng, nông dân dần dần thay đổi nhận thức, chuyển từ chăn nuôi theo tập quán “chạy đồng thường xuyên và chạy đồng xa” sang chăn nuôi “an toàn sinh học”, kết hợp với nhiều mô hình khác như: “Vịt – cá”, “Vịt – cá – lúa”…

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc 2 Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi lẽ, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh hậu cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi cho nghề chăn nuôi vịt, nhất là sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nông dân hùn lại mua đồng cho ăn tại chỗ, có lợi cho người chăn nuôi và có lợi cho chủ ruộng, góp phần vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ốc bươu vàng, lúa cỏ và quản lý được dịch bệnh theo quy trình chăn nuôi.

Theo ông Trương Văn Mầm, người nuôi vịt theo mô hình an toàn sinh học, sau 7 tháng, đàn vịt 460 con phát triển tốt, bình quân mỗi ngày thu được 400 trứng.

Tại thời điểm trứng vịt có giá, ông Mầm lợi nhuận 500.000 đồng/ngày. “Đây là mô hình chăn nuôi gia cầm dễ thực hiện, tỉ lệ hao hụt dưới 2%. Đặc biệt, dễ kiểm soát dịch bệnh, hiệu quả hơn so với nuôi chạy đồng trước đây” – ông Mầm cho hay.

Từ nguồn kinh phí “Dự án chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học” của Chương trình Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông An Giang triển khai mô hình nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học tại xã Tân An và ghi nhận được nhiều kết quả phấn khởi cho người chăn nuôi.

Qua đó, nuôi vịt theo phương pháp “an toàn dịch bệnh” hay “an toàn sinh học” được nhiều hộ nông dân nuôi vịt đàn truyền thống của xã Tân An áp dụng, ghi nhận từ kết quả ban đầu với nhiều hứa hẹn.

“An toàn sinh học là mô hình chăn nuôi mới được đánh giá rất cao tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 13 tổ chức tại An Giang, góp phần hạn chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường đến sinh hoạt cộng đồng dân cư”.


Có thể bạn quan tâm

Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát Kiếm trăm triệu mỗi năm từ cây bóng mát

Đã gần 20 năm nay, địa chỉ “Huy Veo” ở thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) chuyên cung cấp cây bóng mát, cây công trình của ông Nguyễn Văn Veo trở nên thân quen đối với nhiều cơ quan, đơn vị, các khu du lịch trong vùng.

05/06/2015
Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào? Người trồng rau VietGAP được hỗ trợ thế nào?

Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?

05/06/2015
Giống lúa TBR 225 hấp dẫn nhà nông Giống lúa TBR 225 hấp dẫn nhà nông

Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.

05/06/2015
Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

05/06/2015
Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

05/06/2015