Nuôi Lợn Nhận Lương
Nói về thành công trong việc xây dựng kinh tế trang trại ở xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội) không thể không nhắc đến ông Phùng Văn Chính (thôn Tân Phú).
Trước đây, nguồn thu chính của gia đình ông Chính dựa vào mấy sào ruộng, thu nhập không đủ, ông luôn suy nghĩ tìm cách “đuổi” đói nghèo. Năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Chính chuyển diện tích đất ruộng của gia đình và mua thêm đất của xã để xây dựng trang trại nuôi lợn. Thời điểm đó, ông được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Thái Lan (Công ty CP) chọn tham gia mô hình liên kết chăn nuôi lợn.
“Liên kết với Công ty CP, tôi chỉ cần đầu tư chuồng trại, công ty sẽ cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y. Mỗi đợt thu hoạch, tôi được hưởng lợi nhuận 3.000 đồng/kg, nếu thiệt hại thì công ty sẽ chịu hoàn toàn chi phí”- ông Chính kể.
Sau đó, ông được cán bộ Hội ND xã hướng dẫn làm đơn vay vốn của Ngân hàng NNPTNT. Khi đã có vốn, ông đầu tư xây dựng chuồng trại rồi nhận 1.000 con lợn thịt của Công ty CP về nuôi trên diện tích 1.600m2. Ông Chính cho biết: “Để lợn phát triển nhanh và đạt trọng lượng cao, phải cho chúng ăn theo tiêu chuẩn, giữ vệ sinh chuồng trại, hạn chế tiếp xúc với người lạ để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh”.
Để không thất bại, ông thuê kỹ sư, bác sĩ thú y về giám sát trong quá trình chăn nuôi. Định kỳ hàng tháng Công ty CP cũng cử người xuống trang trại kiểm tra quá trình chăn nuôi, cách làm này đã đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho đôi bên.
Trang trại của gia đình ông Chính gồm 12 ô chuồng, chia thành 2 dãy nhà, thu 4 lứa/năm. Sau khi quyết toán với công ty, ông thu về lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Khi đã có thu nhập, ông không quên ủng hộ kinh phí để xây dựng quê hương. Hàng năm, ông ủng hộ từ 15-20 triệu đồng cho UBND xã đầu tư các chương trình khuyến học; ủng hộ 30% ngày công (quy ra tiền) để làm các công trình đường giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, mô hình cánh đồng lớn được triển khai tại 39 điểm, trên địa bàn 18 xã ở các huyện trong tỉnh Cà Mau với quy mô hơn 8.500 ha.
Sáng 25-9, Sở KH-CN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh BR-VT.
Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang vừa có thông báo về việc khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa, ứng phó trước, trong và sau mùa lũ để bảo vệ vườn cây ăn trái, tránh thất thoát cho nhà vườn.
Từ năm 2011 đến nay, bệnh đốm nâu xuất hiện và gây hại mạnh trên thanh long. Những tháng qua, bệnh tiếp tục lan trên diện rộng, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.