Khai Mạc Hội Chợ Thủy Sản Khu Vực Duyên Hải Nam Trung Bộ
Trong khuôn khổ hoạt động Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014, tối 28/3, Hội chợ Thủy sản-Công nghiệp-Thương mại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai mạc tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Hội chợ do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở Công Thương Phú Yên tổ chức, thu hút hơn 203 đơn vị, doanh nghiệp của 37 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Với trên 500 gian hàng, hội chợ hình thành các khu giới thiệu tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực đánh bắt, chế biến thủy sản của các địa phương; khu trưng bày và bán các sản phẩm nông nghiệp, cơ khí, máy móc, hàng mỹ nghệ, hàng trang trí nội thất…
Đây là dịp để các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ, ký kết hợp đồng kinh tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức các phiên giao dịch giới thiệu việc làm.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.
Được xem là người đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng và phát triển mô hình này. Đến nay, anh Đoàn Kim Sơn ở Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có 3 cơ sở chuyên nuôi lươn không bùn và trở thành đầu mối lớn, cung cấp lươn sạch cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Lần đầu tiên trong năm nay, cá ngừ đại dương do ngư dân khai thác, đưa về cảng được thu mua với giá 110.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với các tháng trước. Giá tăng – bà con ngư dân rất đỗi vui mừng. Tuy nhiên, nỗi lo bám biển của người ngư dân thì vẫn còn đó; bởi lẽ sản lượng cá ngừ đánh bắt ở thời điểm này được nhận định là thấp nhất từ trước đến nay.
Ngày 8/9, tại TP Tuy Hòa, Công ty TNHH Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật (Công ty Yanmar) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức giới thiệu tàu câu cá ngừ đại dương kiêm chụp mực, vây, rê có vỏ bằng vật liệu FRP (composite) cho hơn 50 ngư dân trong tỉnh.
Huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đang được biết đến là vùng nuôi ba ba gai với khoảng 400 hộ gia đình hiện đang nuôi trồng trên tổng diện tích 11 ha. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 5.000 m2. Hằng năm cung ứng ra thị trường chủ yếu là các tỉnh, thành miền xuôi khoảng 40.000 con giống, trên 2,5 tấn ba ba thương phẩm.