Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Kỳ Đà Kinh Tế Ở Bến Tre

Nuôi Kỳ Đà Kinh Tế Ở Bến Tre
Ngày đăng: 25/04/2013

Anh Nguyễn Tấn Khanh, ngụ ở ấp 3 - xã Bình Thới (Bình Đại - Bến Tre) là nhân viên quản lý cửa hàng Quang Minh - chuyên cung cấp thức ăn và thuốc nuôi trồng thủy sản. Tuy bộn bề công việc nhưng với sự nhạy bén, chịu khó học hỏi, anh đã mạnh dạn đầu tư trên 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua kỳ đà giống về nuôi.

Đầu năm 2010, sau khi đi nhiều nơi tìm hiểu, anh Khanh biết kỳ đà là một loại động vật hoang dã, dễ nuôi, ít bị bệnh, thịt ngon và bổ, thị trường ưa chuộng mạnh. Tuy nhiên, việc nuôi kỳ đà ở xã Bình Thới cũng như cả huyện Bình Đại chưa được người dân quan tâm. Anh Khanh đã dành ra 200m2 đất làm chuồng rồi lên tận Đắk Nông mua 300 con kỳ đà giống về nuôi, mỗi con có trọng lượng từ 800g - 1,2kg, giá 300.000 đồng/kg.

Anh Khanh cho biết: Nuôi kỳ đà không khó, vì nó rất thích bóng tối nên chỉ cần tráng nền xi-măng, xây tường bao bọc và rào bằng lưới sắt xung quanh, phủ thêm lá dừa nước tạo bóng tối; đồng thời tạo ra các hang bằng các viên ngói, gạch, ống nước, hồ nước lớn, nhỏ để làm nơi trú ẩn cho kỳ đà. Hàng ngày, vệ sinh chuồng 1 lần và cho ăn 1 lần vào lúc 11 giờ trưa. Thức ăn chủ yếu là phổi heo và các loại cá tạp. Kỳ đà nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì khoảng 4 tháng đạt trọng lượng 2 - 4kg/con, lúc này kỳ đà cái đã bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi con đẻ từ 10 - 12 trứng/đêm, cá biệt có con đẻ từ 16-18 trứng/đêm. Sau hơn 1 năm nuôi, mỗi con kỳ đà có trọng lượng 800g - 1,2kg đã tăng trọng, cân nặng từ 9 - 13kg.

Anh Khanh cho biết: Hiện có nhiều người hỏi mua kỳ đà thịt nhưng tôi không bán. Hướng tới, tôi sẽ nhân giống kỳ đà, đầu tư kinh phí mở lò ấp trứng để cung cấp kỳ đà giống cho thị trường. Kỳ đà không nằm trong danh mục cấm khai thác, buôn bán nhưng việc nuôi và kinh doanh kỳ đà phải có giấy chứng nhận đăng ký với Hạt Kiểm Lâm địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

07/06/2013
Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở nn&ptnt, cho biết, để “gỡ rối” cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong tình hình khó khăn như hiện nay, Sở đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang tính bền vững và đang phát huy hiệu quả.

24/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt

Sau hơn 7 tháng thả nuôi, đến nay mô hình nuôi cá nước ngọt của hộ ông Bùi Tá Lợi ở xã Nghĩa Kỳ và hộ ông Nguyễn Điều ở xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã đem lại kết quả. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giải quyết cho nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả trong sản xuất của địa phương.

09/01/2013
Phát Triển Nghề Ba Ba Gai Phát Triển Nghề Ba Ba Gai

Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Bắc Ninh, Cty TNHH MTV SX & tiêu thụ VAC Nam Hà đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT SX giống và nuôi thương phẩm ba ba gai”.

28/10/2013
Hội Thảo Nuôi Trồng Thủy Sản MêKông Và Biến Đổi Khí Hậu Hội Thảo Nuôi Trồng Thủy Sản MêKông Và Biến Đổi Khí Hậu

Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với Hiệp hội Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản MêKông và biến đổi khí hậu.

25/06/2013