Nuôi heo trên đệm lót sinh học

Chăn nuôi heo theo kiểu truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều nguy cơ và rủi ro, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, chất thải không xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Thời gian qua, xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn (An Giang) đã triển khai nhiều mô hình hay có hiệu quả, nổi bật là mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.
Đây là hướng phát triển mới cho ngành chăn nuôi, khắc phục ô nhiễm môi trường, hướng tới chăn nuôi sạch và an toàn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Mô hình nằm trong chương trình “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng gắn với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Hội Chữ thập đỏ Úc tài trợ.
Kinh phí thực hiện gần 300 triệu đồng, với mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, hộ khó khăn vùng nông thôn dễ bị tổn thương trước những hiểm họa tự nhiên gây ra.
Theo khảo sát, toàn xã Tân Tuyến có khoảng 1.000 con heo, trong đó có 90 con được nuôi theo mô hình đệm lót sinh học.
Ông Nguyễn Văn Mol, chủ hộ chăn nuôi ở ấp Tân Lập cho biết, trong đợt nuôi heo thí điểm theo mô hình, gia đình được dự án hỗ trợ 8 triệu đồng để mua con giống chăn nuôi và xây dựng chuồng trại.
Làm đệm lót sinh học rất đơn giản, chỉ rải dưới nền đất một lớp trấu dày khoảng 3 cm, rồi tới lớp men vi sinh Balasa N01 và trên cùng là lớp mùn cưa.
Chiều dày của đệm lót khoảng 6 cm.
Tất cả chi phí làm chỉ 300.000 đồng nhưng có thể sử dụng được nhiều đợt nuôi heo trên diện tích khoảng 15 m2.
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học của ông Mol cũng như 47 hộ chăn nuôi khác ở xã Tân Tuyến đều cho thấy, heo nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.
Người nuôi ít tốn công dọn dẹp vệ sinh và chi phí phòng trừ bệnh cho heo.
Heo không bị thối bàn chân hoặc què chân, lông da bóng mượt và sạch, thịt săn chắc, bán được giá cao hơn heo nuôi trong chuồng xi măng.
Sau đợt nuôi, trừ chi phí, bà con lợi nhuận từ 2 - 3 triệu đồng và đặc biệt là lời thêm chuồng nuôi (trị giá khoảng 5 triệu đồng) để nuôi các đợt sau. Đồng thời, phần trên của đệm lót là nguồn phân bón cây trồng.
Ông Lê Văn Dưỡng, Chủ tịch UBND xã Tân Tuyến cho biết, nuôi lợn trên đệm lót sinh học đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư chăn nuôi thấp, tạo sinh kế cho người lao động nông thôn.
Sắp tới địa phương tiếp tục nhân rộng và áp dụng cho các đối tượng vật nuôi khác, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.

Là xã thuần nông, cứ hết mùa vụ thì người lao động ở Tây Vinh (huyện Tây Sơn) tỏa đi làm thuê tứ xứ để kiếm thêm thu nhập. Những năm gần đây, xã đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo công ăn việc làm tại chỗ, giảm dần tình trạng người lao động phải tìm việc làm thêm ở xa nhà.

Dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu sản xuất cây màu luân canh trên nền đất lúa giai đoạn 2014- 2015” do Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long làm chủ đầu tư vừa được UBND tỉnh vừa phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện trên 6 tỷ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, trong đợt kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng.