Nuôi heo sinh sản có hiệu quả

Thu nhập chính của gia đình chị Năm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Theo chị, sản xuất 3 vụ lúa/năm thời gian khá nhàn rỗi nếu không chăn nuôi thêm gia đình khó thoát được nghèo.
Năm 2002, thông qua tập huấn khuyến nông, học hỏi sách báo tích lũy kinh nghiệm, chị Năm đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại kiên cố nuôi heo sinh sản.
Chị nuôi Năm nuôi 5 heo sinh sản và 25 heo thịt.
Năm 2006, được Hội phụ nữ xã giới thiệu tham quan mô hình thụ tinh nhân tạo cho heo tại xã Long Khánh, từ đó đến nay chị áp dụng phương pháp này để thụ tinh cho đàn heo gia đình.
Nhằm chủ động cung cấp con giống chất lượng cao cho thị trường.
Năm 2007, chị cải tạo đàn heo sinh sản bằng giống Yorshine-Lanrace, đồng thời xây hầm biogas tận dụng khí đốt đun nấu, tiết kiệm chi phí gia đình, dùng phân xanh bón cây ăn trái và hoa màu, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bình quân mỗi năm xuất chuồng 10 lứa với 140 heo giống, trọng lượng trên 3,6 tấn, giá 45.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi gần 50 triệu đồng.
Đối với heo thịt, chị chủ động chế biến thức ăn theo khẩu phần hợp lý, trộn thêm rau xanh, giảm chi phí đáng kể so với sử dụng thức ăn công nghiệp.
Thời gian qua mặc dù giá thức ăn tăng vọt, trong khi giá heo hơi giảm theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, nhưng chị vẫn có lãi.
Kinh nghiệm nuôi heo đạt hiệu quả của chị là chuồng trại thoáng mát, hợp vệ sinh, chọn con giống tốt.
Chủ động tiêm phòng vacxin ngừa các bệnh thường gặp trên heo theo khuyến cáo của ngành thú y.
Khẩu phần ăn hợp lý, nguồn nước sạch, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho heo bằng vitamin C...
Với những kinh nghiệm tích lũy được chị Năm hướng đến qui trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp thị trường, nâng cao mức sống gia đình từ nghề nuôi heo sinh sản.
Có thể bạn quan tâm

Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè

Giống lúa GL101 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ vụ xuân 2007, đã qua khảo nghiệm quốc gia được đánh giá là giống có triển vọng tốt.

Cỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 – 30 nhánh/năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần.

Với 200 m2 bể xi măng nuôi cá lóc, từ nhiều năm nay anh Ngô Hữu Hòa – thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã thu hoạch từ 15 - 16 tấn cá thương phẩm mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Theo người dân xã Đại Hồng (Đại Lộc - Quảng Nam), mùa dứa năm nay cho năng suất cao, lại được giá. Trung bình mỗi gia đình thu hoạch được khoảng 1 tấn dứa/ngày, với giá bán tại chỗ từ 5 - 7 nghìn đồng/quả.