Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chung tay xây dựng nông thôn mới

Chung tay xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 26/11/2015

Ông Nguyễn Văn Can ở ấp Đăng Nẵm, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo cho biết, gia đình nuôi 9 con bò sữa, phân thải hằng ngày được thu gom phơi khô bán cho nhà vườn nhưng vẫn không giải quyết được ô nhiễm.

Qua tham quan mô hình chăn nuôi có sử dụng công trình khí sinh học, cuối năm 2014, được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình ông đã đầu tư 10 triệu đồng lắp đặt hầm biogas bằng composite.

Công trình đưa vào sử dụng ngay lập tức đã giải quyết được vấn đề môi trường, không còn phải lo tiền mua chất đốt đun nấu hằng ngày...

Còn ông Nguyễn Văn Ân ở ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo cũng lắp đặt công trình khí sinh học, chia sẻ: "Từ ngày công trình khí sinh học đưa vào sử dụng thì gia đình không còn bị bà con phiền trách vì chăn nuôi gây hôi thối.

Chất thải của 8 con bò trôi xuống hầm biogas khử ngay mùi hôi thối.

Hơn nữa lại có chất đốt trong đun nấu và thắp đèn khi mất điện.

Qua gần 2 năm đưa công trình khí sinh học vào sử dụng gia đình đã tiết kiệm trung bình 2,5 triệu đồng/năm tiền mua gas.

Quan trọng hơn là giải quyết triệt để môi trường, không còn ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư".

Bà Nguyễn Yên Linh ở ấp Phú Khương A, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo nuôi 6 con bò, cho hay: "Công trình khí sinh học mới đưa vào sử dụng hơn 1 tháng đã cho thấy rất hiệu quả.

Môi trường không khí và nước thải không còn bốc mùi hôi thối, đun nấu quá thoải mái.

Bỏ ra 17 triệu đồng đối ứng xây dựng công trình khí sinh học 16,6 m3 là rất... đáng đồng tiền".

Ông Huỳnh Thanh Nông, kỹ thuật viên BQL dự án LCASP Tiền Giang cho biết, nhận thức được lợi ích của việc chăn nuôi không ô nhiễm môi trường, rất hộ đã đăng ký tham gia dự án và đầu tư vốn đối ứng để xây dựng công trình khí sinh học.

Từ tháng 4/2014 đến nay dự án đã hỗ trợ xây dựng 1.018/2.900 công trình.

Nguồn "vốn mồi" của dự án đã nhanh chóng giúp địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường.

Với tiến độ trên thì cuối năm 2016 Tiền Giang sẽ hoàn thành kế hoạch trước thời hạn (2018).


Có thể bạn quan tâm

Sử Dụng Tinh Phân Ly Giới Tính: Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trong Chăn Nuôi Sử Dụng Tinh Phân Ly Giới Tính: Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trong Chăn Nuôi

Phối tinh phân ly giới tính cho bò sữa đã được nhiều nước như Mỹ, Hà Lan, Úc… và các nước châu Á như Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc ứng dụng có hiệu quả. Hiện nay, ở các nước tiến tiến với các trang trại lớn đã sử dụng 100 % tinh phân ly giới tính nên chất lượng đàn bò rất cao.

31/12/2014
Quảng Ngãi Tăng Cường Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò Trong Mùa Đông Quảng Ngãi Tăng Cường Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò Trong Mùa Đông

Cuối năm, những cơn gió mùa đông bắc thổi về, trời trở lạnh, nhất là ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ ở vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi xuống dưới 180C. Trước tình hình đó, nông dân tại các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Tây đang tập trung phòng chống đói, rét cho trâu, bò.

31/12/2014
Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Rắn Và Ếch Tăng Thu Nhập Nhờ Nuôi Rắn Và Ếch

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.

31/12/2014
Tạo Chỗ Đứng Vững Chắc Cho Trứng Gà Sạch 729 Ba Vì (Hà Nội) Tạo Chỗ Đứng Vững Chắc Cho Trứng Gà Sạch 729 Ba Vì (Hà Nội)

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

31/12/2014
Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

31/12/2014