Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc

Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc
Ngày đăng: 16/07/2013

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực. Ban đầu, ông Âu chỉ định nuôi thử cho biết nên căng lưới B40 thả heo vô cho ăn rau cỏ, chuối cây. Đàn heo phát triển nhanh, lứa đầu mỗi con heo mẹ đẻ cả chục heo con.

Thấy vậy, ông Âu tuyển heo cái để giống tiếp, chỉ trong vòng hai năm ông đã có 500 con heo. Nhận thấy heo rừng dễ nuôi, ít tốn kém, mà có bao nhiêu con bán cũng hết nên ông Âu xây chuồng ngoài trời trên nửa mẫu đất, chọn giống heo tốt để nái tiếp tục phát triển đàn heo rừng tại đây.

Theo ông Lâm Sên, công nhân trại heo này: Giống heo rừng này còn hoang dã nên ít bệnh, không kén ăn, có rau củ gì ăn cũng được. Nhưng để chăm sóc heo dễ dàng, chúng tôi chia heo trong trại ra làm nhiều khu khác nhau: Khu heo nái đã bỏ nọc và sắp đẻ, khu heo con vừa cai sữa, khu heo thịt, heo nọc.

Chia ra như vậy để tiện cho ăn vì mỗi loại heo có nhu cầu và chế độ ăn khác nhau. Heo sắp đẻ thì cần bồi dưỡng độn thêm thực phẩm dinh dưỡng cho heo mẹ, heo con cai sữa thì thúc thức ăn cho mau lớn. Thức ăn thông thường chỉ có lục bình, lá chuối, cây chuối... mà chủ yếu thức ăn cho đàn heo ở đây là lục bình, lục bình nhiều lắm, ngày cho ăn nửa tấn lục bình, đặt cho người ta mang lại. Các thực phẩm này được cho vô máy bằm nhỏ rồi rải vô máng ăn.

Con heo rừng nuôi lớn tối đa khoảng 60 - 70 ký trở lại, nhưng ở đây cỡ 50 ký là xuất chuồng, giá heo hơi từ 120.000 đồng đến 140.000 đồng một ký, heo nuôi 200.000 đồng/ký. Như vậy, heo giống con khoảng một triệu rưỡi một con, còn dạng heo nái bỏ nọc rồi mua về nhà vài tháng là đẻ thì giá cao hơn.

Heo rừng dễ đẻ con, đến ngày tự chúng làm ổ đẻ và nuôi giữ con. Tôi hỏi anh Lâm Sên: "Có khi nào heo thịt, heo giống bán không ai mua không?" Anh Sên cười: "Không đủ mà bán, thịt heo rừng đi khắp nơi, có mặt đều khắp ở nhà hàng các nơi… Dân ở Hà Tiên, Rạch Giá đặt hàng có bao nhiêu cũng mua hết".

Anh Phạm Văn Thành, là rể của ông Âu, cho biết thêm: "Trại chăn nuôi này trước đây ba vợ tôi thành lập chủ yếu là nuôi cá sấu, cá sấu lên đến hàng ngàn con, nhưng những năm gần đây thị trường không tiêu thụ rộng rãi được, trong khi đó thức ăn của cá sấu vọt lên cao, nuôi không có lời nên trại cá sấu giảm dần, chỉ còn một ít. Giờ nhờ có số heo này phát triển, ít tốn kém, giá cả đầu ra ổn định, nên ba vợ tôi dự định phát triển lớn hơn".

Kể ra, thịt heo rừng nuôi không được phổ biến bằng heo thường nhưng nó được những ưu điểm như sau: Heo ít dịch bệnh, cho ăn vỏ cây, cỏ cũng lớn như thường, do vậy chi phí chăn nuôi thấp, giá bán ra tương đối cao nên người chăn nuôi có lời.

Bên cạnh đó, heo rừng ăn cỏ, không có chất béo phì trong thức ăn nên những bà nội trợ ưa chuộng. Vả lại, thịt heo rừng ít mỡ, nên khi dùng chế biến những món ăn như giả cầy, nấu cà ri, nướng, chiên… rất ngon miệng.

Ở Bãi Thơm - Phú Quốc đất rộng, khí hậu rất tốt cho việc nuôi heo rừng. Huyện đảo này nối đất liền bằng những con tàu lớn, bằng máy bay ra vào rất tiện lợi trong việc lưu thông hàng hóa. Nghề nuôi heo rừng ở đây đang trên đà phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

17/04/2015
Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

17/04/2015
Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

17/04/2015
Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

17/04/2015
Đồng Tháp trồng cóc Thái thu nhập cao Đồng Tháp trồng cóc Thái thu nhập cao

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.

17/04/2015