Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Hùm Về Bến

Tôm Hùm Về Bến
Ngày đăng: 07/01/2014

Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại hải sản khác.

Sáng 4.1, cảng cá Sa Kỳ nhộn nhịp lạ thường với tiếng nói cười toát lên niềm vui được mùa cuối năm của các ngư dân có nghề lặn bắt tôm hùm. Chuyền tay từng giỏ tôm to xù xụ lên bờ cho các đầu nậu cân, ngư dân Trần Văn Nam ngụ ở thôn Châu Thuận Biển cho hay: Biển động dữ lắm, chuyến này đi vất vả hơn mấy chuyến khác. Nhưng được cái toàn lặn được tôm to. Có con lên đến hơn 2kg. Chuyến này cũng phải lãi hơn 700 triệu đồng vì giá tôm đang cao (800 nghìn đồng/kg).

Cùng đi bạn trên thuyền với ngư dân Nam còn có 13 ngư dân trẻ khác. Họ đều là những người có sức khỏe tốt, kinh nghiệm lặn biển dày dặn. Nơi tôm hùm trú ngụ thường là ở các rạn đá san hô, độ sâu từ 10-20 mét. Thường thì tàu lặn tôm hùm nào cũng có từ 12 người trở lên để hỗ trợ nhau việc lặn bắt.

“Chỉ cần chọn đúng điểm tôm hùm trú ngụ thì 5-6 người xuống lặn, những người còn lại trực trên tàu phòng có sự cố. Hễ lặn thì sẽ có tôm liền. Một chuyến như vậy ít thì được khoảng 1 tạ, nhiều thì 3-4 tạ, lãi từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng”- thuyền trưởng Nguyễn Cư có kinh nghiệm hơn 15 lặn tôm chia sẻ. Nghe ra thì có vẻ đơn giản, nhưng khi đi sâu vào câu chuyện lặn biển bắt con tôm “mặt cọp” của thuyền trưởng Cư, nhiều người mới hiểu hết gian khổ của nghề này. Thuyền trưởng Cư cảnh báo: “Lặn sâu nên lỡ rút ống nhanh quá, nhẹ thì bị thủng màng nhĩ, nặng thì khỏi đi biển được nữa!”

Nhưng vì lợi nhuận mang về khá cao, nên hàng trăm hộ gia đình ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn kiên trì với nghề lặn tôm hùm từ nhiều năm nay. Mỗi năm họ ra khơi khoảng 4-5 lần. Mỗi lần kéo dài hơn 40 ngày. Năm nào thuận lợi, mỗi bạn thuyền đi về có thể kiếm được hơn 400 triệu. Riêng chủ tàu sau khi trừ hết phí tổn, vẫn hòm hòm kiếm được bạc tỷ.

Riêng chuyến biển cuối năm lần này, nhờ ơn của biển, hầu hết các tàu lặn tôm hùm trở về đều phấn khởi với niềm vui được mùa. Trên khắp cảng Sa Kỳ, hàng tạ tôm hùm đang được cân đếm và chuyền lên xe đi tiêu thụ trong tích tắc khi vừa chuyển từ tàu xuống. Không khí mua bán rôm rả càng khiến cho cảng cá cuối năm có phần tấp nập, xen lẫn niềm vui của các gia đình ngư dân.

Càng về cuối năm, lượng tiêu thụ các mặt hàng hải sản, nhất là tôm hùm càng mạnh. Đây là thời điểm các nhà hàng, gia đình tổ chức liên hoan nên lúc nào loại hải sản thượng hạng cũng được ưu tiên lựa chọn. Với các ngư dân miền biển, những con tôm có gương mặt cọp ấy không chỉ đơn thuần là nguồn thu nhập lớn mà còn là “lộc biển” trong thời khắc năm mới sắp đến.

Ngư dân Tiêu Viết Thường chia sẻ, lần đi biển cuối năm này, mỗi bạn thuyền cũng được chia khoảng 25 triệu đồng. Với số tiền trên, họ có thể trang trải mua sắm tết một cách thoải mái.

Tiếp xúc với chúng tôi, ngư dân trẻ Nguyễn Hữu Hoàng (15 tuổi) ngụ ở thôn Định Tân, xã Bình Châu khoe đây là chuyến lặn bắt tôm hùm lần đầu của Hoàng. Hoàng chia sẻ: Chuyến đầu đúng lúc thời tiết biển động nên em mãi mới quen được. Rồi khi ra đến chỗ lặn em được chứng kiến tận mắt các chú, các anh vất vả ra sao mới bắt được con tôm to. Cả cha và anh của em đều theo nghề này, nên em cũng muốn nối gót ra biển làm nghề để tự kiếm ra tiền.

Trở về sau chuyến biển thành công lần đầu tiên, ngư dân Hoàng cũng được chia hơn 15 triệu đồng. Hoàng tâm sự, sẽ dành số tiền này mua cho gia đình một chiếc máy giặt mới trước khi Tết đến. Cũng như Hoàng, nhiều ngư dân khác cũng ấp ủ những dự định mua sắm, chuẩn bị cho gia đình đón Tết thật đủ đầy. Với họ, chuyến biển cuối năm được mùa luôn tràn đầy ý nghĩa, mang lại cho họ niềm phấn khởi để khởi động một năm bám biển mới mang lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre) Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre)

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

29/01/2013
Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

08/06/2013
Những Giải Pháp Cần Khắc Phục Trong Chăn Nuôi Gia Súc Có Sừng Khi Hạn Hán Những Giải Pháp Cần Khắc Phục Trong Chăn Nuôi Gia Súc Có Sừng Khi Hạn Hán

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

29/07/2013
Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

08/06/2013
Nuôi Dúi Trên Đảo Phú Quý (Bình Thuận) Nuôi Dúi Trên Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.

09/06/2013