Nuôi hàu đơn Thái Bình Dương

Ông Lê Bá Minh, Trưởng phòng Thủy sản, Trung tâm KN-KN Phú Yên cho biết, trung tâm đã hỗ trợ thả nuôi 87.600 con hàu đơn Thái Bình Dương tại xã Xuân Hải (TX Sông Cầu), xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) với mật độ thả bình quân 120 con/lồng.
Theo đó, 8 hộ ở xã Xuân Hải thả 74.400 con giống với 620 lồng nuôi, 3 hộ ở xã An Ninh Đông thả 13.200 con với 110 lồng nuôi.
Giống hàu đơn Thái Bình Dương do cơ sở SX giống thủy sản Thiên Phước (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cung ứng.
Trong quá trình nuôi trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn phòng bệnh.
Hiện hàu được thả nuôi gần 2 tháng tuổi, tỉ lệ sống cao, dự kiến sau 6 tháng sẽ thu hoạch.
Theo các chuyên gia, nếu nuôi thành công, trọng lượng hàu đạt 12 con/kg, thì với 1.000 m2 người nuôi thu lãi 140 triệu đồng.
Hàu Thái Bình Dương là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là rong, tảo, mùn bã hữu cơ... Hàu thương phẩm được thị trường ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.