Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Tôm Giải Pháp Để Ngăn Chặn Bệnh Đốm Trắng
Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.
WSSV nguy hiểm với tôm nuôi:
Các điều kiện và cơ chế nhiễm WSSV với tôm nuôi đến nay đã được hiểu rõ. Giai đoạn ủ bệnh ở tôm thường kéo dài trong 1-2 tháng, không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào, sự phát triển sang giai đoạn phát bệnh có thể xảy ra chỉ sau vài giờ trong điều kiện tôm nuôi bị sốc.
Thời gian chuyển từ giai đoạn ủ bệnh sang giai đoạn phát bệnh ở tôm phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó kích cỡ tôm và sự xuất hiện các yếu tố gây stress là hai nhân tố quan trọng.
Tôm mắc bệnh bị yếu và chết là do dấu hiệu đầu tiên của sự bùng nổ dịch bệnh. Trong suốt thời gian tôm phát bệnh, sự tiêu thụ thức ăn tổng hợp giảm hẳn. Trong thời gian này quan sát thấy tôm có màu đỏ, đó là những con tôm khoẻ mạnh trong ao đã ăn những con tôm đã bị yếu hoặc tôm chết do bệnh.
Bệnh đốm trắng xuất hiện có khả năng lây lan theo phương thẳng đứng, tôm khoẻ bị lây virus từ tôm mắc bệnh mà không phải bất cứ yếu tố trung gian nào. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một chiến lược đặc biệt để quản lý WSSV. Điều này phải dựa trên cơ sở hiểu biết yếu tố phát sinh và điều kiện bùng nổ bệnh đốm trắng trong ao nuôi.
Chọn giải pháp nào?
Để ngăn chặn WSSV có hai cách là quản lý các nguyên nhân gây stress và loại trừ những tôm yếu và chết do bị nhiễm bệnh ra khỏi ao càng nhanh càng tốt trước khi tôm khoẻ ăn phải. Đã có hàng loạt những biện pháp được thử nghiệm nhằm loại trừ tôm bị yếu do nhiễm bệnh ra khỏi ao như dùng tay nhặt những con chết dạt vào bờ, lặn xuống đáy ao để nhặt, dùng formaline để xử lý, loại bỏ tôm... Cuối cùng là mô hình dùng các loài cá ăn động vật để loại bỏ những con tôm bệnh khi chúng bị yếu, chết.
Nuôi với cá rô phi để ngăn ngừa:
Biện pháp nuôi luân canh cá - tôm kết hợp là chiến lược quản lý môi trường nuôi tôm tốt hơn cả. Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô phi được lựa chọn là đối tượng để nuôi ghép với tôm tốt nhất, bởi chúng là loài ăn tạp, phù hợp với vai trò "dọn vệ sinh".
Trên thực tế, các ao nuôi tôm - cá rô phi kết hợp đã giảm được những thiệt hại do WSSV và nhiều bệnh khác gây ra, đồng thời còn làm cho tôm lớn nhanh hơn. Cá rô phi đã ăn những con tôm bị yếu và chết do bệnh đốm trắng và vì vậy đã hạn chế được những rủi ro lây nhiễm qua con đường ăn uống của tôm nuôi.
Ngoài ra, việc nuôi kết hợp rô phi - tôm còn có tác dụng trong việc cải thiện chất lượng nước ao và đáy ao,...
Có thể bạn quan tâm
Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường. Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi.
Cá Rô phi (thuộc họ Cichlidae, giống Oreochromis) hiện được nuôi phổ biến nhất là loài cá Rô phi vằn - niloticus (là giống nhập vào nước ta từ Đài Loan từ năm 1974) và loài cá Rô phi đỏ - Red Tilapia (nhập từ Malaixia năm 1985) là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều vùng cuả các nước nhiệt đới, đồng thời cũng có khả năng rộng muối (từ 0‰- 40‰) và đặc biệt, nó có đặc tính ăn tạp nên rất được nông dân ưa chuộng chọn nuôi. Hiện nay cá Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới sau nhóm cá Chép Fitzsimmons và Gonzalez, 2005 – Trích dẫn bởi Trung tâm tin học, Bộ Thủy sản, 2005) với sản lượng năm 2007 là 2.121.010 tấn.
Năm 2010 Trung tâm Ứng dụng KHKT TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Hơn 8.000 con cá rô phi đơn tính dòng GIFT đã được thả ở diện tích 2.000 m2, kích cỡ 3-4 cm/con (150 con/kg), mật độ thả 4 con/m2.
Ở nước ta cá sống nhiều và thích hợp với điều kiện nước ngọt vùng châu thổ sông Mê Kông. Hiện nay giống cá này được gây giống nhân tạo ở hầu hết các cơ sở sản xuất cá giống trong vùng.
Thời tiết sang xuân đang dần ấm lên cộng với mưa xuân lất phất là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi nảy nở. Đối với nghề sản xuất cá giống khi nhiệt độ từ 22 – 280C sẽ là lý tưởng để chuẩn bị cho cá đẻ.