Home / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Tôm Giải Pháp Để Ngăn Chặn Bệnh Đốm Trắng

Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Tôm Giải Pháp Để Ngăn Chặn Bệnh Đốm Trắng
Publish date: Wednesday. August 28th, 2013

Trong nghề nuôi tôm sú, một khi bệnh đốm trắng (bệnh nguy hiểm nhất) đã xuất hiện trong ao nuôi thì khó có thể cứu vãn. Đã có nhiều biện pháp để quản lý hội chứng đốm trắng (WSSV) ở tôm nuôi, trong đó biện pháp nuôi rô phi kết hợp trong ao nuôi tôm đã tỏ ra có hiệu quả.

WSSV nguy hiểm với tôm nuôi:

Các điều kiện và cơ chế nhiễm WSSV với tôm nuôi đến nay đã được hiểu rõ. Giai đoạn ủ bệnh ở tôm thường kéo dài trong 1-2 tháng, không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào, sự phát triển sang giai đoạn phát bệnh có thể xảy ra chỉ sau vài giờ trong điều kiện tôm nuôi bị sốc.

Thời gian chuyển từ giai đoạn ủ bệnh sang giai đoạn phát bệnh ở tôm phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó kích cỡ tôm và sự xuất hiện các yếu tố gây stress là hai nhân tố quan trọng.

Tôm mắc bệnh bị yếu và chết là do dấu hiệu đầu tiên của sự bùng nổ dịch bệnh. Trong suốt thời gian tôm phát bệnh, sự tiêu thụ thức ăn tổng hợp giảm hẳn. Trong thời gian này quan sát thấy tôm có màu đỏ, đó là những con tôm khoẻ mạnh trong ao đã ăn những con tôm đã bị yếu hoặc tôm chết do bệnh.

Bệnh đốm trắng xuất hiện có khả năng lây lan theo phương thẳng đứng, tôm khoẻ bị lây virus từ tôm mắc bệnh mà không phải bất cứ yếu tố trung gian nào. Yêu cầu đặt ra là cần phải có một chiến lược đặc biệt để quản lý WSSV. Điều này phải dựa trên cơ sở hiểu biết yếu tố phát sinh và điều kiện bùng nổ bệnh đốm trắng trong ao nuôi.

Chọn giải pháp nào?

Để ngăn chặn WSSV có hai cách là quản lý các nguyên nhân gây stress và loại trừ những tôm yếu và chết do bị nhiễm bệnh ra khỏi ao càng nhanh càng tốt trước khi tôm khoẻ ăn phải. Đã có hàng loạt những biện pháp được thử nghiệm nhằm loại trừ tôm bị yếu do nhiễm bệnh ra khỏi ao như dùng tay nhặt những con chết dạt vào bờ, lặn xuống đáy ao để nhặt, dùng formaline để xử lý, loại bỏ tôm... Cuối cùng là mô hình dùng các loài cá ăn động vật để loại bỏ những con tôm bệnh khi chúng bị yếu, chết.

Nuôi với cá rô phi để ngăn ngừa:

Biện pháp nuôi luân canh cá - tôm kết hợp là chiến lược quản lý môi trường nuôi tôm tốt hơn cả. Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô phi được lựa chọn là đối tượng để nuôi ghép với tôm tốt nhất, bởi chúng là loài ăn tạp, phù hợp với vai trò "dọn vệ sinh".

Trên thực tế, các ao nuôi tôm - cá rô phi kết hợp đã giảm được những thiệt hại do WSSV và nhiều bệnh khác gây ra, đồng thời còn làm cho tôm lớn nhanh hơn. Cá rô phi đã ăn những con tôm bị yếu và chết do bệnh đốm trắng và vì vậy đã hạn chế được những rủi ro lây nhiễm qua con đường ăn uống của tôm nuôi.

Ngoài ra, việc nuôi kết hợp rô phi - tôm còn có tác dụng trong việc cải thiện chất lượng nước ao và đáy ao,...


Related news

Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm

Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận, gan, lá lách mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi cao sản.

Thursday. December 15th, 2011
Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Rô Phi Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Rô Phi

Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, khi nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh

Wednesday. December 7th, 2011
Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Trong Ao Ở Hương Sơn Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Trong Ao Ở Hương Sơn

Ao gần nguồn nước ấp và chủ động cấp thoát dễ dàng. Diện tích ao thích hợp 1.000 - 1.500 m2 (5.000 - 10.000 m2). Độ sâu nước ao nuôi 1,2 - 1,5m. Bờ ao chắc chắn, không bị thấm lậu, ngập tràn khi mưa lũ, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 50 cm. Giao thông đi lại thuận lợi, quản lý dễ dàng.

Thursday. December 15th, 2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đực

Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.

Thursday. January 5th, 2012
Nuôi Cá Rô Phi Trong Đầm Nước Lợ Nuôi Cá Rô Phi Trong Đầm Nước Lợ

Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển ở nước có độ mặn tới 25 - 32 phần nghìn, song độ mặn thích hợp nhất cho cá rô phi phát triển là 5 - 10 phần nghìn. Do vậy việc nuôi cá rô phi nước lợ, nhất là nuôi gối vụ (1 vụ tôm sú + 1 vụ cá rô phi) đang phát triển mạnh.

Sunday. December 26th, 2010