Bước đột phá đối với chăn nuôi cá rô phi trong hệ thống có nồng độ oxy thấp
Các nhà nhân giống cá rô phi nhằm mục đích sản xuất cá đối phó tốt trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản có nồng độ oxy hòa tan thấp nên xem xét chương trình chọn lọc hai giai đoạn.
Cá rô phi sông Nin với các mốc 1:6. Các mốc 1 và 2 đánh dấu thang đo tham chiếu dài 20 cm, các mốc 3 và 4 lần lượt thể hiện mõm và gốc vây đuôi, các mốc 5 và 6 được sử dụng để đo chiều cao (chiều dài vòng lưng bụng tối đa) của cá thí nghiệm. Ảnh: WorldFish
Vì vậy, kết luận của một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Wageningen và WorldFish, những người đã quyết định điều tra nghiên cứu về khả năng nhân giống cá rô phi phù hợp nhất với những điều kiện này.
“Cá rô phi sông Nin phần lớn được sản xuất trong các ao nhỏ không có máy sục khí. Chúng tôi giả thuyết rằng cá rô phi sông Nin có hiệu suất hấp thụ oxy cao có thể biểu hiện tốt hơn trong những điều kiện này so với cá rô phi sông Nin có hiệu suất hấp thụ oxy thấp,” họ giải thích.
Để đạt được điều này, họ đã nghiên cứu tốc độ bơi tới hạn của 1,500 con cá (đầu tiên là ở trong bể, sau đó là trong các ao không có máy sục khí) như một chỉ số tiềm năng về mức hiệu quả hấp thụ oxy.
“Mục tiêu của chúng tôi là ước tính các thành phần dao động đối với tốc độ bơi tới hạn và kích cỡ cá khi bơi thử ở giai đoạn đầu của vòng đời và sự tương quan di truyền (rg) giữa tốc độ bơi tới hạn với trọng lượng thu hoạch (HW) và hệ số tăng trưởng hàng ngày (DGC) sau khi nuôi thương phẩm trong một ao không có máy sục khí,” họ giải thích.
Nghiên cứu của họ đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn, bằng một biến dị di truyền học về tốc độ bơi tới hạn là 0.41–0.48. Tuy nhiên, những con cá có tốc độ bơi tới hạn cao hơn cũng được chứng minh là phát triển chậm hơn.
Họ lưu ý: “Những kết quả này cho thấy cá con có sự đánh đổi giữa khả năng bơi lội và tốc độ tăng trưởng mà tại đó những con cá có tốc độ bơi tới hạn cao trong thời gian đầu sinh tăng trưởng chậm hơn trong điều kiện nồng độ oxy giới hạn”.
Do những yếu tố này, họ gợi ý rằng những người chăn nuôi cá rô phi nên áp dụng một chương trình nhân giống hai giai đoạn.
“Trên thực tế, chúng tôi đề xuất phương án chọn lọc hai giai đoạn, trong đó việc chọn lọc ở giai đoạn đầu tiên là giữ lại 90% cá khỏe mạnh nhất về tốc độ bơi tới hạn, tiếp theo là lựa chọn giai đoạn thứ hai tập trung vào trọng lượng thu hoạch,” họ đề xuất.
“Kết luận, bao gồm cả tốc độ bơi tới hạn tuyệt đối làm mục tiêu sinh sản, bên cạnh đó là trọng lượng thu hoạch và hệ số tăng trưởng hàng ngày, có thể có lợi nếu mục đích là chọn cá giống, đặc biệt là trong các môi trường hạn chế oxy. Tốc độ bơi tới hạn tuyệt đối có thể được đo ở giai đoạn đầu trên chính các ứng viên lựa chọn, thông lượng cao và không xâm lấn mặc dù kích cỡ của cá thử nghiệm có thể bị hạn chế do khó đạt được tốc độ dòng chảy đủ cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn tốc độ bơi tới hạn với cường độ chọn lọc 10% đối với các giá trị cao nhất của tốc độ bơi tới hạn có thể dẫn đến giảm 19% trọng lượng thu hoạch trung bình của con cá kết quả so với việc lựa chọn trực tiếp dựa trên trọng lượng thu hoạch,” họ kết luận.
Thông tin thêm
Nghiên cứu được công bố dưới tiêu đề Sự biến dị di truyền học trong biểu hiện bơi lội ở cá rô phi sông Nin (Oreochromis niloticus) và các mối tương quan di truyền tiêu cực với tốc độ tăng trưởng và trọng lượng thu hoạch hiện đã có sẵn trong các Báo cáo Khoa học.
Có thể bạn quan tâm
Bổ sung tinh dầu bạc hà vào thức ăn cho cá rô phi sông Nile có thể thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ sống cho cá trong điều kiện thử thách dịch
Dầu cọ chứa nhiều các acid béo không no cần thiết cho quá trình trao đổi chất trên vật nuôi thủy sản. Trong điều kiện nguồn cung dầu cá ngày càng khan hiếm
Liên cầu khuẩn ở cá rô phi được coi là bệnh gây ra sự tàn phá nhiều nhất, có thể gây chết cá với số lượng lớn, thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người nuôi
Lợi nhuận từ cá rô phi thấp hơn nhiều so với tôm thẻ, tuy nhiên, mức độ rủi ro khi nuôi loài cá này là rất thấp.
Các gien trong cá rô phi vằn đã được các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu thủy sinh bền vững (CSAR) tại Đại học Swansea