Trang chủ / Hải sản / Nuôi cua

Nuôi ghẹ đơn tính toàn cái

Nuôi ghẹ đơn tính toàn cái
Tác giả: Huỳnh Như (Lược dịch)
Ngày đăng: 10/03/2021

Nhiều mô hình nuôi như: nuôi ghẹ trong ao, nuôi ghẹ trong lồng, nuôi ghẹ lột thương phẩm, hay nuôi ghẹ kết hợp với các đối tượng nuôi có giá trị khác. Tuy nhiên, hiện năng xuất các mô hình nuôi ghẹ không cao do nhiều nguyên nhân trong đó hiện tượng ăn nhau làm cho tỉ lệ sống không cao.

Để khắc phục vấn đề này nhiều giải pháp được nghiên cứu như: phân cỡ ghẹ trong quá trình nuôi, hay loại bỏ càng khi ghẹ còn nhỏ, thu tỉa dần,…Trong nghiên cứu này việc áp dụng nuôi ghẹ với sự so sánh giữa mô hình nuôi lẫn đực cái và mô hình nuôi đơn tính nhằm tìm ra giải pháp tăng năng xuất ghẹ thương phẩm. 

Thí nghiệm được tiến hành nhằm so sánh giữa mô hình nuôi đơn tính (monosex) và nuôi không phân tính (mixed-sex) ghẹ xanh (Portunus pelagicus) trong ao 1,5 x 2,5 x 1,2 m2.

Ba hình thức nuôi được so sánh bao gồm: nuôi không phân tính (CT), nuôi toàn đực (T1), và nuôi toàn cái (T2) với mật độ 5 ghẹ/m2 (với trọng lượng trung bình 23,34 g và chiều dài carapace trung bình 6,85 cm), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Trong quá trình nuôi thí nghiệm ghẹ được cho ăn thức ăn của tôm (kích thước viên thức ăn khoảng 3,5 cm và hàm lượng protein 38%).

Kết quả:

Sau 60 ngày thí nghiệm, kích thước vỏ đầu ngực của ghẹ ở các nghiệm thức dao động từ 9,47-9,98 cm không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05).

Trọng lượng và tốc độ tăng trưởng ngày của ghẹ ở nghiệm thức toàn cái (T2) thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Tuy nhiên nghiệm thức này lại có tỉ lệ sống cao nhất với 77,76%  khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức T1 (59,26%) và nghiệm thức đối chứng CT (61,13%) (P<0,05).

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao nhất ở nghiệm thức toàn đực (T1) với 1,18 và thấp nhất ở nghiện thức toàn cái (T2) với 0,93 tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa.

Năng suất trên đơn vị nuôi cao nhất ở nghiệm thức T2 với 479,4 kg/Rai , ở nghiệm thức toàn đực T1 là 415,2 kg/Rai và ở nghiệm thức nuôi không phân tính CT là 419,4 kg/Rai.

Kết luận:

Từ kết quả của nghiên cứu này cho thấy nuôi ghẹ xanh (P. pelagicus) với mô hình nuôi toàn cái cho hiệu quả kinh tế cao hơn so vơi nuôi toàn đực và nuôi không phân tính.


Có thể bạn quan tâm

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cua Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cua

Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của cua. Vì vậy, tùy vào giai đoạn phát triển của cua mà người nuôi cần xác định loại

29/10/2020
Lưu ý trong sản xuất cua giống Lưu ý trong sản xuất cua giống

Biện pháp xử lý nước trước khi ương cua giống? Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng cua?

04/01/2021
Bổ sung quillaja saponin trong ương ghẹ Bổ sung quillaja saponin trong ương ghẹ

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Quillaja saponin (QS) đóng vai trò như một chất kích thích miễn dịch lên tăng trưởng

08/01/2021