Nuôi Gà Thả Vườn Theo Nhóm Hộ
Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.
Theo chân các cán bộ của Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi gà thả vườn của các hộ dân Cơ Tu ở thôn Tà Vàng (xã A Tiêng). Hơn 600 con gà kiến được phân chia thả nuôi tập trung theo 3 tổ các nhóm hộ, trung bình mỗi tổ có từ 5 - 10 hộ dân tham gia. Chị Bling Thị Akeo – Chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng trọt thôn Tà Vàng cho biết, mô hình nuôi gà thả vườn được triển khai theo các nhóm sở thích của từng hộ dân hợp lại. Tại thôn Tà Vàng có 2 nhóm sở thích được hình thành, thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn, dưới sự quản lý chung của câu lạc bộ.
Chuồng trại của “nhóm sở thích 1” gồm 5 hộ dân, do chị Akeo làm nhóm trưởng. Hơn 200 con gà kiến được thả nuôi theo kiểu khoanh vùng, thả rông có chuồng trại đang phát triển tốt. Bình quân mỗi con gà cân nặng từ 1 - 1,5kg chỉ trong 6 tháng nuôi. Đây là số gà được tổ chức Malteser International đầu tư theo dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng rừng bền vững” tại địa phương. Ngoài việc hỗ trợ gà giống và thức ăn cho gà, tổ chức Malteser International còn phối hợp với cán bộ trường Đại học Nông lâm Huế và Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Tây Giang tổ chức các đợt hướng dẫn các hộ dân về cách làm chuồng trại, cách cho gà ăn, chăm sóc và phòng bệnh cho gà... “Trước đây, đồng bào mình nuôi gà theo kiểu nhỏ lẻ, chủ yếu là thả rông, không chuồng trại, ít chăm sóc. Do vậy, đàn gà thường phát triển kém và dễ dịch bệnh. Nhưng bây giờ nhờ có cán bộ huyện xuống hướng dẫn về cách nuôi, cách làm chuồng trại và tiêm phòng dịch nên đàn gà phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh” - chị Akeo nói.
Để đánh giá tính hiệu quả triển khai mô hình, cuối tháng 10 vừa qua, tại gươl thôn Tà Vàng đã diễn ra hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà thả vườn” trên địa bàn xã A Tiêng. Đại diện chính quyền các xã vùng dự án, cán bộ các phòng ban liên quan của huyện và đông đảo các hộ dân tham gia thực hiện mô hình có nhiều ý kiến chia sẻ, hướng dẫn lại cho bà con trong thôn về cách làm chuồng, cách lắp đặt các thiết bị nuôi, cách làm hàng rào khoanh vùng nuôi, cách cho gà ăn... Ông Trần Công Ta, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang cho rằng, mô hình nuôi gà thả vườn bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tham gia, tạo được sự đồng thuận trong việc chăn nuôi chung theo cộng đồng làng Cơ Tu. “Qua hạch toán kinh tế ban đầu, trong vòng 6 tháng nuôi, mỗi hộ tham gia mô hình ước tính thu lãi khoảng từ 1,4 - 3 triệu đồng. Mô hình nuôi gà thả vườn dễ làm, ít tốn công lao động; vốn đầu tư lại ít, có thể tận dụng những thức ăn sẵn có trong gia đình như khoai, bắp, sắn… nên hạn chế được thức ăn.
Có thể bạn quan tâm
Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.
Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.
Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo
Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.