Huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) mở rộng diện tích trồng bưởi da xanh
Trong đó, 90ha thuộc xã Sông Xoài, diện tích còn lại tập trung ở ấp 1 và ấp Nông Trường (xã Hắc Dịch), diện tích trồng bưởi vẫn đang được bà con nông dân tiếp tục mở rộng. Trong số 125ha bưởi da xanh của huyện Tân Thành, hiện có gần 30ha đang thời kỳ cho trái, còn lại là diện tích bưởi dưới 3 năm tuổi.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Tân Thành, ngoài việc hỗ trợ người dân vốn sản xuất, kỹ thuật trồng bưởi, huyện Tân Thành cũng đang triển khai dự án trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP tại 29 hộ dân với tổng diện tích 17ha. Kinh phí thực hiện dự án hơn 2,3 tỷ đồng.
Bưởi da xanh hiện đang là cây trồng chủ lực được huyện Tân Thành khuyến khích phát triển. Hiện nay, huyện đang xây dựng thương hiệu cho bưởi da xanh. Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện sẽ trồng mới và thâm canh 400ha bưởi theo quy trình VietGAP để từng bước đưa bưởi da xanh của địa phương vươn tới thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 28/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành Quyết định (số 2556/QĐ-UBND ngày 25/112014) về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Liêm ký.
Nếu như vào thời điểm này của năm trước, nhiều nông dân trồng sương sáo ở xã Hiệp Hưng (địa phương có diện tích trồng sương sáo nhiều nhất của huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang) rất phấn khởi vì giá sương sáo ở mức cao, thì năm nay, bà con nơi đây đang khóc ròng vì thị trường tiêu thụ sương sáo đang gặp bế tắc.
Trong đó, diện tích lúa gần 469.000 héc-ta, giảm trên 9.170 héc-ta và hoa màu các loại gieo trồng 46.715 héc-ta, tăng 2.294 héc-ta so cùng kỳ. Năng suất lúa bình quân đạt 76,7 tạ/héc-ta, tăng 3,7 tạ/héc-ta; sản lượng đạt 1,86 triệu tấn tăng hơn 84,7 ngàn tấn.
Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.
Cuối tháng 5-2014, dịch bệnh ở tôm trên địa bàn huyện Kim Sơn (Ninh Bình) diễn biến phức tạp, nhưng với sự tập trung cao của ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương, dịch bệnh đã được khống chế. Người nông dân đã yên tâm thả bù đợt mới, một số diện tích không bị dịch bệnh đang bắt đầu cho thu hoạch.