Hà Nội Kiểm Soát Chặt Chẽ Việc Nhập Khẩu Cá Tầm

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.
Theo đó, các cơ quan chức năng cần tập trung kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cá tầm; xử lý triệt để các đường dây vận chuyển, các vụ việc vi phạm trong buôn lậu, vận chuyển trái phép thuỷ sản giống, động vật thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản, đặc biệt là cá tầm qua biên giới; nghiêm cấm việc xác nhận để hợp thức hoá nguồn gốc đối với thuỷ sản không rõ nguồn gốc, nhập lậu qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm

Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...

Dù không có diện tích để canh tác hay trồng trọt nhưng người tiêu dùng vẫn có cơ hội sở hữu vài cây xoài, thậm chí cả vườn xoài đặc sản ở huyện Cao Lãnh thông qua mô hình “Cây xoài nhà tôi”. Đây là ý tưởng độc đáo của Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh với mong muốn mang sản phẩm của mình đến gần hơn nữa với người tiêu dùng.

Sức hút từ khởi nghiệp nông nghiệp đã khiến chàng trai 8x Phạm Văn Dũng từ bỏ vị trí công chức nhà nước về quê ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên (Điện Biên) lập trang trại trồng cây, nuôi con đặc sản.

Xây nhà 600 triệu nhưng chủ yếu để nuôi chim, gia đình Tú (Thanh Hóa) bị hàng xóm nghĩ là "thần kinh". Ít năm sau, chàng trai trẻ đã kiếm được cả trăm triệu từ mô hình của mình.

Dù mới nuôi chim trĩ đỏ nhưng anh Trương Thừa Vũ (30 tuổi) ở thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá cao.