Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 Giống Lúa Mới Có Giá Trị Kinh Tế Cao

3 Giống Lúa Mới Có Giá Trị Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 24/05/2012

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần vừa được nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên” với 3 giống lúa mới.

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) vừa được Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Thái Nguyên nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên” với 3 giống lúa mới được chọn tạo là: Lúa tẻ HT9, SH4 và giống lúa nếp N98.

Giống lúa HT9 do trung tâm chọn tạo từ tổ hợp lai HT1, D177 năm 2001, hạt gạo trong, cơm mềm và thơm; có khả năng chống chịu tương đối tốt với một số loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, đạo ôn; năng suất lý thuyết có thể đạt 80 – 90 tạ/ha.

Giống lúa SH4 được chọn tạo từ tổ hợp lai VĐ8, HT1, IR64, hạt gạo trong, cơm dẻo, thơm, vị đậm. SH4 đã được khảo nghiệm tại một số địa phương miền Bắc và miền Trung, đạt năng suất 60 tạ/ha, cao hơn giống KD18 tại địa phương từ 5- 10%. Giống lúa nếp N98 có đặc điểm cây cứng, chống đổ tốt, chất lượng gạo ngon, xôi dẻo và thơm. Năng suất trung bình 60- 70 tạ/ha.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên diện tích 20ha trong 2 vụ (vụ xuân và vụ mùa 2011) tại xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên).

Kết quả khảo nghiệm đã tỏ rõ tính thích nghi và ưu việt của các giống khi trồng ở Thái Nguyên. Năng suất thực thu của các giống thực nghiệm đều cao hơn so với đối chứng từ 10- 20%, thể hiện khả năng thích ứng tốt, trong đó SH4 đạt năng suất cao nhất 64 tạ/ha (giống đối chứng là HT1 đạt 56 tạ/ha).

Đối với một số bệnh như bạc lá, đạo ôn, khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, qua theo dõi nhận thấy mức độ nhiễm bệnh của các giống thử nghiệm đều ở mức nhẹ. Về hiệu quả kinh tế, các giống thử nghiệm cho giá trị kinh tế từ 49- 53 triệu đồng/ha, cao hơn so với các giống đối chứng tại địa phương từ 10- 22%.

Có thể bạn quan tâm

Cách Phòng Bệnh Cho Cá Cách Phòng Bệnh Cho Cá

1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp Bệnh ở cá cũng như bệnh ở các động vật thuỷ sản khác xảy ra là do sự tương tác giữa vật chủ có tính mẫn cảm với bệnh, trong điều kiện môi trường không thuận lợi, cùng với sinh vật gây bệnh có sẵn trong môi trường cũng như cơ thể cá. Do vậy, động vật thuỷ sản chỉ bị bệnh khi 3 yếu tố sau đồng thời xảy ra:

23/11/2013
Phương Thức Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Phương Thức Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

23/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

23/11/2013
Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

23/11/2013
Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

23/11/2013