Nuôi gà gia công bớt ngọt
Tuy nhiên, theo một số chủ trang trại, chăn nuôi gia công hiện không còn thảnh thơi như trước. Đặc biệt với mô hình nuôi gà công nghiệp, do áp lực cạnh tranh với gà ngoại, giá xuất tại trại liên tục đứng ở mức thấp, đầu ra lại tiêu thụ rất chậm. Cụ thể, giá gà công nghiệp xuất tại trại hiện chỉ từ 21-22 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi lỗ từ 4-5 ngàn đồng cho một con gà xuất chuồng.
* Người chăn nuôi điêu đứng
Một nông dân có vài trang trại nuôi gia công tại Đồng Nai vừa mới bỏ nghề, chia sẻ: “Cả năm nay, giá gà công nghiệp luôn ở mức thấp, càng nuôi càng lỗ nên tôi không còn vốn để duy trì. Mặt khác, tình trạng dịch bệnh ngày càng phức tạp, chi phí chăn nuôi tăng cao trong khi giá thu mua của DN vẫn giữ mức “ổn định” nhiều năm nay. Khi gặp nguy cơ vỡ nợ, nông dân phải tự xoay xở chứ DN cũng không có chính sách hỗ trợ, chia sẻ gì với người chăn nuôi”. Cũng theo nông dân này, đã có DN nước ngoài thay đổi hình thức từ được bao tiêu sản phẩm sang hình thức mua bán. Người nuôi gia công vẫn phải ký hợp đồng tiêu thụ giống, tiêu thụ cám nhưng DN không còn trực tiếp bao tiêu sản phẩm với mức giá cụ thể mà chỉ đóng vai trò trung gian kết nối giữa người chăn nuôi và một đơn vị đầu tư nhà máy giết mổ khác. Theo đó, nông dân phải gánh chịu mọi rủi ro về giá, về biến động thị trường. Nhiều nông dân chăn nuôi kỳ cựu không trụ lại được trong giai đoạn khó khăn này, nhưng vì DN đẩy mạnh khâu thu hút đầu tư mới nên mạng lưới trang trại nuôi gia công cho các tập đoàn lớn vẫn không ngừng mở rộng.
Ông Nguyễn Văn Nhẫn, chủ trang trại chăn nuôi gia công tại huyện Trảng Bom, chia sẻ: “Khi thuế nhập thức ăn chăn nuôi được miễn trừ, giá thức ăn chăn nuôi ngoài thị trường giảm nhưng giá cám DN cung cấp cho các trại chăn nuôi gia công vẫn giữ mức cũ vì đã ký kết hợp đồng từ trước. Chi phí thuốc phòng dịch cũng tăng lên hàng năm nhưng mức chi phí DN tính trên mỗi con gà luôn ổn định. Nông dân lại luôn ở thế yếu trong hợp tác với DN nên thường rất khó đàm phán thay đổi điều kiện chăn nuôi với DN”.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ trang trại nuôi gà tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu), nhận xét: “Từ đầu năm đến nay, giá gà công nghiệp DN thu mua tại trại luôn đứng ở mức thấp nhưng khi bán đến tay người tiêu dùng vẫn cao. Chi phí cho các khâu trung gian còn quá lớn khiến sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn cao, nên yếu thế trong cạnh tranh với thịt nhập có giá quá rẻ”.
* Cần sự hợp tác công bằng
Theo một số chủ trang trại đang chăn nuôi gia công trên địa bàn tỉnh, nhiều DN nước ngoài đang đầu tư mạnh vào chăn nuôi, thu hút thêm nhiều ông chủ lớn đầu tư trang trại chăn nuôi cho thuê cũng như nông dân hợp tác chăn nuôi cho DN theo mô hình gia công. Tuy nhiên, trong thực tế cũng không thiếu trường hợp nông dân kỳ cựu chăn nuôi theo hình thức gia công lại đang bỏ nghề vì đầu tư theo hình thức này lợi nhuận giảm, rủi ro nhiều. Một trong những nguyên nhân chính là các DN đầu tư nuôi gà công nghiệp, gà lông màu… cũng đang gặp khó khăn rất lớn do áp lực cạnh tranh từ thịt ngoại.
Trái với con gà công nghiệp phải đối mặt với tình trạng tồn hàng, giá thấp, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thị trường của con gà lông màu khá “sốt”. Hiện giá gà lông màu đang đứng ở mức cao, từ 49-50 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 4 ngàn đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Song qua tìm hiểu, nhiều chủ trại cho rằng, nguyên nhân khiến giá gà lông màu cao là do chăn nuôi thua lỗ, nông dân giảm nuôi. |
Ông Dương Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành niên chăn nuôi Bình Minh (TP.Biên Hòa), cho rằng: “Việc kiểm soát thịt, nông sản nhập khẩu vào Việt Nam còn nhiều lỗ hổng. Cần một môi trường lành mạnh, công bằng hơn cho DN cạnh tranh. Việt Nam vừa tạm ngưng nhập khẩu gà Mỹ, nhưng đây không phải là cơ hội tăng sức cạnh tranh cho gà nội vì chỉ là sự cố nhất thời. Thực tế, lượng gà dự trữ của các DN nhập khẩu vẫn còn rất lớn nên thị trường hầu như chẳng biến động nhiều sau sự kiện này”.
Theo đó, giai đoạn hiện nay các DN FDI đang đầu tư rất mạnh vào chăn nuôi nên lợi thế cạnh tranh sân nhà của DN trong nước cũng đang dần thu hẹp lại. Để cạnh tranh, DN, nông dân đầu tư trong chăn nuôi phải nghĩ đến việc tăng sức cạnh tranh bằng đầu tư công nghệ, chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp hơn.
Đồng quan điểm trên, ông Phạm Văn Anh, chủ trại gà tại huyện Trảng Bom, nhận xét: “Thịt ngoại, nông sản ngoại đang ồ ạt nhập về thị trường Việt Nam. Trong đó, liên tục xảy ra tình trạng thịt quá “đát”, hoa quả nhiễm độc được nhập về với số lượng lớn. Nguyên nhân chính là do khâu “gác cổng” của ta còn yếu nên không thiếu sản phẩm bẩn trà trộn vào thị trường. Ngược lại, các mặt hàng thịt, nông sản Việt Nam xuất khẩu lại rất khó vì hàng rào kỹ thuật của các nước ngày càng chặt chẽ hơn để bảo vệ nông sản của họ khi hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ”.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung cải tạo sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, cơ bản đủ năng lực phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất của nông dân. Xây dựng nhiều trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động.
Ngành nông nghiệp đang mất dần sự bảo hộ và hướng đến cạnh tranh trên sân chơi bình đẳng. Từ doanh nghiệp (DN) đến nông dân đang phải nghĩ đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.
Khoảng gần 1 tháng qua, bà con trồng màu ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự rất phấn khởi khi giá hành lá và củ cải trắng liên tục tăng cao. Hiện tại, hành lá bán tại ruộng giá trung bình từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, củ cải trắng giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg, tăng gấp 3 - 4 lần so với thời điểm đầu năm 2014.
Sau khi Quyết định 1652/QĐ-UBND của UBND tỉnh được ban hành ngày 21.5.2010, đề án “Xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm” được triển khai tại các địa phương Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình, TP.Hội An.