Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến

Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến
Publish date: Monday. November 18th, 2013

Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...

Sau khi nhận hợp đồng, Trung tâm đề ra mục tiêu cụ thể là đánh giá hiện trạng chăn nuôi gà trong các hộ và tình hình nuôi giun quế ở Nghệ An. Cụ thể là ở các xã đã được đưa vào kế hoạch làm mô hình thí điểm gồm Nghi Phú (TP Vinh) và Nghi Hương (TX Cửa Lò).

Tiếp theo là xây dựng quy trình nuôi giun quế và gà thả vườn dựa vào nguồn thức ăn sẵn có từ ngũ cốc và giun quế xem có phù hợp với điều kiện cụ thể của nông dân ở 2 xã trên hay không. Quy trình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả KT-XH và môi trường cho người chăn nuôi và cho xã hội.

Trung tâm đã phối hợp với UBND xã và Chủ tịch Hội Nông dân của 2 xã và đã chọn được 15 hộ có đủ các tiêu chí tham gia mô hình. Cả 15 hộ đều là hộ chuyên SX nông nghiệp, nuôi gà ri thả vườn quy mô 30 - 50 con trở lên, có diện tích vườn trên 500 m2, có nuôi trâu bò hoặc lợn.

Tiếp đến là cơ cấu khẩu phần thức ăn cho gà, chủ yếu là nguồn có sẵn tại địa phương (áp dụng cho cả gà choai, gà lớn nuôi lấy thịt và gà đẻ). Chỉ riêng gà con trong tháng tuổi đầu được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Hằng năm mỗi hộ ở các xã này xuất trung bình 80 - 120 kg gà thịt và 100 - 200 quả trứng. Thu nhập từ nuôi gà chiếm trên 20% tổng thu nhập của gia đình và chiếm 50% tổng thu nhập từ chăn nuôi.

Qua khảo sát thấy kinh nghiệm nuôi gà thả vườn của bà con ở 2 xã này khá tốt, trước khi tham gia mô hình họ đã biết ấp, úm gà con trong tháng tuổi đầu tiên, biết phòng bệnh cho gà con bằng các loại thuốc nhỏ mũi, thuốc tiêm và biết điều chỉnh khẩu phần thức ăn cho gà.

Việc nuôi gà bằng giun quế và ngũ cốc không qua chế biến trước đây có một số hộ ở Nghi Đức đã làm nhưng cơ bản không thành công. Lý do, theo Trung tâm có thể là do môi trường đất ở Nghi Đức bị chua, độ pH

Vì thế mà Trung tâm đã tiến hành khảo sát chất lượng nước, nuôi thử trong khay, nuôi thử trong các môi trường khác nhau, cuối cùng là nuôi khảo nghiệm trong 15 hộ với quy mô 30 m2/hộ. Kết quả nuôi khảo nghiệm ở 15 hộ, quy mô 30 m2/hộ cho thấy môi trường nuôi giun quế thích hợp với phân trâu bò hoặc phân trâu bò kết hợp với phân lợn hoặc các chất hữu cơ hoai mục và đất.

Nếu môi trường chỉ có hoàn toàn phân lợn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của giun. Việc nuôi giun quế theo mô hình này chủ yếu được sử dụng phân bò mới dọn từ trong chuồng ra cùng với chất độn chuồng bò, sau đó ủ theo phương pháp ủ phân nhiệt trong 3 tuần.

Cán bộ tư vấn hướng dẫn kỹ càng cho bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và thu hoạch. Việc nuôi giun quế mỗi lứa nuôi trong thời gian 60 ngày, mỗi ngày thu hoạch 0,5 m2 đối với mỗi ô nuôi. Thu hoạch xong, phần môi trường phải trả lại ô nuôi để cho trứng giun và giun con phát triển. Nuôi giun quế phải thực hiện theo hình thức cuốn chiếu trong vòng 30 ngày.

Thực hiện theo đúng mô hình này đã cho kết quả sau 60 ngày nuôi, mỗi tháng thu hoạch trên 1 m2 cho năng suất 1 - 1,5 kg giun. Để nuôi tốt đàn gà 200 con cần phải có diện tích nuôi giun khoảng 30 m2. Chất lượng giun quế tốt sẽ cung cấp đủ lượng đạm cho đàn gà thả vườn.

Một số kinh nghiệm được rút ra từ từ việc nuôi giun quế ở đây là phải làm đúng quy trình, nông dân phải cần cù chịu khó, phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống SX, đồng thời phải biết thực hiện đồng bộ việc nuôi bò - giun - gà thả vườn. Trung tâm phải biết chọn hộ nuôi bò để thực hiện việc nuôi giun mới có kết quả cao.

Những kết quả đạt được của Trung tâm đã đáp ứng yêu cầu đề ra của BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An. Hoạt động của dự án đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người dân địa phương.

Phát triển mô hình nuôi gà sạch dựa vào nguồn thức ăn sẵn có và giun quế là hoàn toàn phù hợp với địa bàn ven thành phố và được xem là chiến lược phát triển bền vững trong chăn nuôi. Sau khi kết thúc dự án, ở Nghi Hương đã có nhiều hộ đã tái đàn.

Dự án đã có những tác động đến cộng đồng, nâng cao năng lực chăn nuôi cho nông dân và cả cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý Nhà nước. Nhờ đó mà kiến thức, kỹ thuật nuôi gà và nuôi giun quế được nâng lên rõ rệt. Về hiệu quả, nuôi 200 con gà, sau 4 tháng sẽ cho lãi ròng 9 - 14 triệu đồng.

Nuôi gà bằng giun quế và ngũ cốc không qua chế biến không chỉ tạo ra sản phẩm sạch mà còn giúp làm tăng nguồn phân hữu cơ dùng SX rau, màu, cây cảnh.


Related news

Luân Canh Bắp Lai Trên Ruộng Lúa Đạt Hiệu Quả Cao Luân Canh Bắp Lai Trên Ruộng Lúa Đạt Hiệu Quả Cao

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Tuesday. July 30th, 2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp) Hiệu Quả Kinh Tế Từ Việc Trồng Chanh Ở An Hiệp (Đồng Tháp)

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Friday. November 2nd, 2012
Mở Rộng Diện Tích Trái Cây Đặc Sản Phục Vụ Xuất Khẩu Mở Rộng Diện Tích Trái Cây Đặc Sản Phục Vụ Xuất Khẩu

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Monday. June 10th, 2013
Nuôi Động Vật Hoang Dã Lợi Nhuận Cao Nhưng Không Dễ Nuôi Động Vật Hoang Dã Lợi Nhuận Cao Nhưng Không Dễ

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vườn trại để nuôi động vật hoang dã. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn là cách để giảm áp lực việc săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tuesday. September 10th, 2013
Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

Tuesday. July 30th, 2013