Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ếch, Một Lời Ba

Nuôi Ếch, Một Lời Ba
Ngày đăng: 27/12/2013

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.

Nghề mới

Anh Tình kể cho chúng tôi nghe cơ duyên đến với nghề nuôi ếch, đó là một lần anh cùng người bạn lên TP.Thanh Hóa chơi. Hỏi chuyện mới hay anh này vừa đi tập huấn một lớp kỹ thuật về chăn nuôi, trong đó có nuôi ếch, cá chuối, ba ba… Qua trò chuyện, anh Tình cảm thấy với cái nghề bán hàng rong của mình thì khó có thể làm giàu nên quyết định chuyển hướng mong thay đổi "vận mệnh". Trong ba con vật nuôi trên, thấy điều kiện gia đình phù hợp với nuôi ếch, anh về bàn bạc với vợ con cải tạo vườn ao, xây chuồng nuôi thử. Lúc đầu do chưa am hiểu kỹ thuật nên anh chỉ làm theo cảm tính, nuôi với số lượng nhỏ (1.400 con ếch bột).

"Năm 2009, ếch trong chuồng nhà tôi chết gần hết. Qua tìm hiểu mới biết, nguồn nước trong ao bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa tồn đọng, làm cho ếch nhiễm bệnh mà chết. Từ sai lầm đó, tôi có thêm bài học, đó là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Tôi thấy nuôi ếch hiệu quả, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Đặc biệt, ếch bán trên thị trường giá lúc nào cũng cao, thịt ếch được ví như thịt gà đồng, ăn rất ngon nên nhiều người tìm mua", anh Tình chia sẻ.

Bằng sự đam mê, ham học hỏi, anh tìm hiểu thêm về thị trường tiêu thụ cũng như cách thức nuôi sao cho ếch không bị bệnh, lớn nhanh. Đến nay, gia đình anh Tình nuôi khoảng 12 vạn ếch Thái Lan, 7 vạn ếch Nam Mỹ. Tới đây, anh dự định nhân rộng mô hình, không chỉ nuôi ếch mà còn nuôi cá chuối, lươn, chạch..., là những con nuôi cho thu nhập cao, không tốn nhiều công sức.

Một lời ba

Anh Tình chia sẻ kinh nghiệm: Một ngày thay nước một lần thì ếch không bị mắc bệnh và lớn nhanh. Chú ý nuôi ếch Thái Lan phải che bóng; ếch Nam Mỹ nên che nắng. Cầm ếch lên sờ vào lườn bụng thấy có các hạt li ti là ếch chuẩn bị đẻ, nên cho vào bể xi măng.

Thông thường, ếch đẻ 2-3 lần trong năm, một con đẻ 1,5 vạn trứng, nếu bán con giống thì giá 3.500 đồng/kg. Ếch Thái Lan đẻ từ 5 giờ sáng, đến 17 giờ chiều cùng ngày là nở, khoảng 1 tháng sau là lên hết chân; ếch Nam Mỹ từ lúc đẻ đến lúc nở con khoảng 25 giờ, nếu thời tiết lạnh thì kéo dài 30 giờ, hơn 3 tháng sau ếch mới lên chân. Nếu chăm sóc tốt, ếch Thái nuôi 3-5 tháng là có thể bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg; ếch Nam Mỹ thì phải nuôi 4-6 tháng, giá bán 50.000 -60.000 đồng/kg.

Theo anh Tình, cứ nuôi 1.000 con ếch thì trong vòng 1 tháng xuất bán được 3 triệu đồng, thị trường luôn rộng mở, nhiều khi không có ếch để bán. Gia đình anh Tình đang là điểm cung cấp con giống tin cậy, đồng thời cũng là điểm phục vụ thịt ếch thương phẩm cho các nhà hàng, đám cưới trong và ngoài tỉnh. Trừ chi phí, gia đình anh thu về gần 100 triệu đồng/năm, từ đó có điều kiện xây dựng nhà cửa kiên cố, mua sắm tiện nghi sinh hoạt.

"Từ khi bắt đầu nuôi ếch, tôi không phải vào Nam hay ra Bắc làm ăn nữa, cuộc sống khấm khá hơn nhiều. Từ mô hình nuôi ếch của nhà tôi mà bà con hàng xóm đến học hỏi và nuôi thành công, có nhà thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Có thể nói, nghề này nuôi một lời ba, không lo bị thua lỗ", anh Tình nói.


Có thể bạn quan tâm

Bất Cập Trong Miễn Giảm Thủy Lợi Phí Bất Cập Trong Miễn Giảm Thủy Lợi Phí

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

01/03/2012
Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

02/03/2012
Nông Nghiệp Hữu Cơ Có Thể Giúp Thế Giới Chống Đói Nghèo Nông Nghiệp Hữu Cơ Có Thể Giúp Thế Giới Chống Đói Nghèo

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi

02/08/2011
Nhóm Hộ Nuôi Gia Cầm An Toàn Sinh Học Nhóm Hộ Nuôi Gia Cầm An Toàn Sinh Học

Dự án khắc phục cúm gia cầm (CGC) của tỉnh Long An đã triển khai xây dựng mô hình “Nhóm nông hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (ATSH)”.

05/03/2012
Gặp Chuyên Gia Cá Tầm Xứ Bạch Dương Gặp Chuyên Gia Cá Tầm Xứ Bạch Dương

Chuyên gia Petrushina Tatiana đã 3 năm cắm chốt ở VN để trợ giúp việc nuôi cá tầm. Chị là người được tặng danh hiệu “Người nuôi cá nhân dân” do đích thân tổng thống Nga trực tiếp ký.

07/03/2012