Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ếch, Một Lời Ba

Nuôi Ếch, Một Lời Ba
Publish date: Friday. December 27th, 2013

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.

Nghề mới

Anh Tình kể cho chúng tôi nghe cơ duyên đến với nghề nuôi ếch, đó là một lần anh cùng người bạn lên TP.Thanh Hóa chơi. Hỏi chuyện mới hay anh này vừa đi tập huấn một lớp kỹ thuật về chăn nuôi, trong đó có nuôi ếch, cá chuối, ba ba… Qua trò chuyện, anh Tình cảm thấy với cái nghề bán hàng rong của mình thì khó có thể làm giàu nên quyết định chuyển hướng mong thay đổi "vận mệnh". Trong ba con vật nuôi trên, thấy điều kiện gia đình phù hợp với nuôi ếch, anh về bàn bạc với vợ con cải tạo vườn ao, xây chuồng nuôi thử. Lúc đầu do chưa am hiểu kỹ thuật nên anh chỉ làm theo cảm tính, nuôi với số lượng nhỏ (1.400 con ếch bột).

"Năm 2009, ếch trong chuồng nhà tôi chết gần hết. Qua tìm hiểu mới biết, nguồn nước trong ao bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa tồn đọng, làm cho ếch nhiễm bệnh mà chết. Từ sai lầm đó, tôi có thêm bài học, đó là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Tôi thấy nuôi ếch hiệu quả, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Đặc biệt, ếch bán trên thị trường giá lúc nào cũng cao, thịt ếch được ví như thịt gà đồng, ăn rất ngon nên nhiều người tìm mua", anh Tình chia sẻ.

Bằng sự đam mê, ham học hỏi, anh tìm hiểu thêm về thị trường tiêu thụ cũng như cách thức nuôi sao cho ếch không bị bệnh, lớn nhanh. Đến nay, gia đình anh Tình nuôi khoảng 12 vạn ếch Thái Lan, 7 vạn ếch Nam Mỹ. Tới đây, anh dự định nhân rộng mô hình, không chỉ nuôi ếch mà còn nuôi cá chuối, lươn, chạch..., là những con nuôi cho thu nhập cao, không tốn nhiều công sức.

Một lời ba

Anh Tình chia sẻ kinh nghiệm: Một ngày thay nước một lần thì ếch không bị mắc bệnh và lớn nhanh. Chú ý nuôi ếch Thái Lan phải che bóng; ếch Nam Mỹ nên che nắng. Cầm ếch lên sờ vào lườn bụng thấy có các hạt li ti là ếch chuẩn bị đẻ, nên cho vào bể xi măng.

Thông thường, ếch đẻ 2-3 lần trong năm, một con đẻ 1,5 vạn trứng, nếu bán con giống thì giá 3.500 đồng/kg. Ếch Thái Lan đẻ từ 5 giờ sáng, đến 17 giờ chiều cùng ngày là nở, khoảng 1 tháng sau là lên hết chân; ếch Nam Mỹ từ lúc đẻ đến lúc nở con khoảng 25 giờ, nếu thời tiết lạnh thì kéo dài 30 giờ, hơn 3 tháng sau ếch mới lên chân. Nếu chăm sóc tốt, ếch Thái nuôi 3-5 tháng là có thể bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg; ếch Nam Mỹ thì phải nuôi 4-6 tháng, giá bán 50.000 -60.000 đồng/kg.

Theo anh Tình, cứ nuôi 1.000 con ếch thì trong vòng 1 tháng xuất bán được 3 triệu đồng, thị trường luôn rộng mở, nhiều khi không có ếch để bán. Gia đình anh Tình đang là điểm cung cấp con giống tin cậy, đồng thời cũng là điểm phục vụ thịt ếch thương phẩm cho các nhà hàng, đám cưới trong và ngoài tỉnh. Trừ chi phí, gia đình anh thu về gần 100 triệu đồng/năm, từ đó có điều kiện xây dựng nhà cửa kiên cố, mua sắm tiện nghi sinh hoạt.

"Từ khi bắt đầu nuôi ếch, tôi không phải vào Nam hay ra Bắc làm ăn nữa, cuộc sống khấm khá hơn nhiều. Từ mô hình nuôi ếch của nhà tôi mà bà con hàng xóm đến học hỏi và nuôi thành công, có nhà thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Có thể nói, nghề này nuôi một lời ba, không lo bị thua lỗ", anh Tình nói.


Related news

Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Thursday. June 26th, 2014
Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thursday. November 27th, 2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Thursday. November 27th, 2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Thursday. June 26th, 2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

Thursday. June 26th, 2014