Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.
Rút kinh nghiệm sau những đợt đầu chọn con giống không hiệu quả, những năm gần đây, ông Bá chú trọng chọn con giống có chất lượng, do vậy số lượng cua đinh trong các bồn, hầm nuôi tăng vọt. Với gần 200 con giống bố mẹ sinh sản, mỗi năm ông nhân thêm 500 - 600 con cua đinh con.
Thu nhập từ việc bán cua đinh giống và cua đinh thương phẩm mỗi năm trên 600 triệu đồng, trừ chi phí ông đạt lợi nhuận 300 triệu đồng/năm.
Theo ông Bá, cua đinh là loài động vật hoang dã thích nghi tốt với môi trường, ăn những loại thức ăn tạp như: cua, ốc, ếch nhái, cá... So với các mô hình nuôi khác, nuôi cua đinh ít tốn công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt và mức độ bệnh hạn chế, đặc biệt là đầu ra con giống và thương phẩm luôn ổn định.
Khi áp dụng mô hình, người nuôi có thể tận dụng diện tích vườn tạp để xây chuồng hoặc đào hầm nuôi cua đinh, chỉ cần khoảng 3m2 thì có thể nuôi 1 con đực và 3 con cái sinh sản hoặc 200 con cua đinh con.
Cua đinh thường sinh sản vào thời điểm tháng chạp đến tháng 5 hàng năm, mỗi con cái sinh sản từ 7 – 15 trứng. Sau 9 tháng ươm, các trứng được chọn lựa có tỷ lệ nở đạt trên 85%. Ông Phan Văn Bá cho biết:“Con giống gốc đồng bằng sông Cửu Long nên khả năng kháng bệnh khá cao, ít hao hụt.
Tôi thấy nuôi cua đinh khá hấp dẫn nên tiếp tục phát triển mô hình này. Bình quân mỗi năm xuất bán cua đinh thương phẩm và con giống khoảng 600 - 700 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 50%. Hiện nay đầu ra cua đinh rất ổn định, cung không đủ cầu. Thị trường bán là Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang và cả khu vực miền Bắc như Hà nội cũng đặt hàng”.
Khó khăn hiện nay là chi phí con giống khá cao, khoảng 300 ngàn đồng/con giống 20 ngày tuổi. Hiện tại trên địa bàn huyện Hồng Ngự có gần chục hộ nuôi cua đinh.
Đây là mô hình mới của huyện, bước đầu mang lại hiêu quả kinh tế, góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Để mô hình phát triển có hiệu quả, ngành chức năng huyện Hồng Ngự cần có sự quan tâm hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cũng như có chính sách hỗ trợ vay vốn cho hộ nuôi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.
Sáng ngày 25-2, tàu cá HT 20579 TS, công suất 90CV của ngư dân Nguyễn Hoài Minh (42 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra khơi đã bất ngờ trúng đậm mẻ cá biển lớn, bán với giá gần 400 triệu đồng.
Vừa cho con tàu chở nặng cá cập bờ, ngư dân Nguyễn Văn Tri; chủ tàu cá QNg 96434 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh, nở nụ cười mãn nguyện, bởi đêm đầu năm vươn khơi bám biển tàu của ông đã khai thác được trên 5 tấn cá nục điếu. Với giá 25.000 đồng/kg, trừ chi phí chuyến biển đầu xuân mới, tàu của ông còn lãi trên 80 triệu đồng.
Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.