Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cua đá cho năng suất, lợi nhuận cao trên đảo Phú Quý

Nuôi cua đá cho năng suất, lợi nhuận cao trên đảo Phú Quý
Ngày đăng: 16/07/2015

Ông Nguyễn Ngọc Phi ở thôn Triều Dương xã Tam Thanh đã mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi cua đá. Ông dùng tôn xi măng dựng thành vòng khép kín trên 300 m2 đất, dùng lưới bao xung quanh để cua không thoát ra ngoài. Trên diện tích này, ông thả 1.000 con cua giống mua từ đảo Hòn Tranh với giá 3.000 đồng/con.

Cua đá rất dễ nuôi, điều kiện chủ yếu là đất nuôi phải có độ ẩm, nhiều hang đá và rác khô để cho cua ẩn nấp, thức ăn của chúng là các loại rau xanh, chuối cây băm nhỏ hoặc ruột trái dừa khô nạo nhỏ. Đặc biệt trong thời kỳ cua mang trứng thì phải thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm để cua sinh sản hiệu quả, cho năng suất cao.

Ông Nguyễn Ngọc Phi – người dân nuôi cua đá xã Tam Thanh cho biết: “Từ lúc nuôi đến giờ chưa thấy loài cua này bị bệnh tật gì, khâu chăm sóc cũng không mất nhiều thời gian, cua này có sức sống mạnh, thích hợp cho những gia đình nuôi mà có nguồn vốn ít”.

Cua đá thường sinh sản từ tháng 6 đến tháng 9. Trong mùa sinh sản con cái thường di chuyển đến những nơi có nước để đẻ trứng. Từ tháng 10 đến tháng 12 , cua lột xác trong hang, theo thông tin từ Cổng TTĐT huyện Phú Quý.

Cua đá khỏe, dễ nuôi, ít dịch bệnh nên người nuôi không cần phải tốn nhiều kinh phí để đầu tư chuồng trại, mua thức ăn và ít tốn công chăm sóc. Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi cua đá đang mở ra thêm một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân Phú Quý.

Bên cạnh đó, bộ môn kỹ thuật nuôi hải sản – Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ương nuôi thành công ấu trùng cua đá ( Myomenippe hardwickii) cho năng suất cao. Cua cái có khối lượng trung bình 120 -150 g, đã mang trứng từ tự nhiên được chọn để nghiên cứu sản xuất giống.

Trứng cua sau khi cho nở thành ấu trùng được ương trong hệ thống nước xanh. Sau 25- 27 ngày ương nuôi, ấu trùng trải qua 5 giai đoạn Zoae và 1 giai đoạn Megalopa và chuyển thành cua con với kích cở cua đầu tiên ( cua 1) khoảng 2,5- 3mm. Tỷ lệ sống từ ấu trùng đến giai đoạn cua 1 khá tốt, đạt 4- 14%.

Cua đá loài đặc sản vùng ven biển và có giá trị kinh tế cao. Cua đá sống chủ yếu trong các hốc cây, hốc đá ở vùng rừng ngập mặn, vùng nước lợ mặn ven biển hay các đảo. Cua phân bố phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Vùng ĐBSCL, cua đá phân bố và được khai thác nhiều ở Kiên Giang và Cà Mau. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về sản xuất  giống và nuôi loài cua đá này.

Với thành công này, Bộ môn Kỹ thuật nuôi hải sản đang tiếp tục nghiên cứu để xây dựng qui trình sản xuất giống cua đá, góp phần phát triển mô hình nuôi cua đá thương phẩm, giúp đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản, theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông TP. HCM. 


Có thể bạn quan tâm

Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

06/10/2014
Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

06/10/2014
Thịt Lợn Sạch IMEXCO Thịt Lợn Sạch IMEXCO

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

06/10/2014
Các Mô Hình Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghệ Cao Các Mô Hình Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghệ Cao

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.

06/10/2014
Phát Triển Bò Sữa Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường Phát Triển Bò Sữa Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

06/10/2014