Nuôi Con Đặc Sản Mua Xe Hơi Tiền Tỷ

Năng động, nhạy bén với thị trường, ông Nguyễn Công Nguyên (55 tuổi, ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã thành công với mô hình nuôi con đặc sản.
Ông Nguyên kể: Vừa làm ruộng, vừa xoay xở làm đủ nghề nhưng cũng chỉ đủ ăn. Thấy du khách tới Ninh Bình ngày càng nhiều và nhu cầu thưởng thức thực phẩm từ con nuôi đặc sản cũng tăng theo, ông có ý tưởng mở trang trại nuôi con đặc sản.
Năm 2006, gia đình ông được Ngân hàng CSXH cho vay 25 triệu đồng. Có vốn, ông nhận đấu thầu hơn 2ha đất hoang hóa của xã đầu tư xây dựng trang trại, trong đó có 0,5ha nuôi ba ba, cá lóc bông, còn lại là để nuôi lợn rừng. Khi mới nuôi lợn rừng, ông gặp không ít khó khăn do tập tính hoang dã của chúng.
Tìm hiểu kỹ, ông đã thành công trong việc cho đàn lợn rừng sinh sản. “Nuôi con đặc sản như lợn rừng, nhím... ít bị bệnh tật, thức ăn chỉ là rau xanh, củ, quả; thức ăn tinh như ngô, sắn… giá thành rẻ hơn so với thức ăn công nghiệp rất nhiều, giá bán lại cao hơn hẳn”- ông Nguyên cho hay.
Sau 8 năm, đến nay ông Nguyên đã xây dựng thành công mô hình nuôi con đặc sản tổng hợp. Mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 500 triệu đồng từ ba ba, lợn rừng, gà thuốc, chim câu, chim cu…
Ông Nguyên tiết lộ 3 nguyên tắc sản xuất, kinh doanh để thành công, đó là: Tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường, đối tượng con nuôi phải là những thứ thị trường cần, đồng thời đa dạng hoá con nuôi nhằm hạn chế rủi ro. Nhờ nguyên tắc này, có thời điểm “sốt” ba ba, chỉ trong 1 năm ông cung ứng ra thị trường hơn 3.000 con, thu về cả trăm triệu đồng...
Nhờ có thu nhập cao và ổn định, ông tậu được xe hơi tiền tỷ, giúp đỡ con cháu phát triển kinh tế. Trạng trại của ông còn tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi con đặc sản của ông Nguyên, liên hệ số điện thoại: 0963.665.119.
Related news

Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ đến nghề trồng hành, tỏi và đi biển. Còn với nghề chăn nuôi dường như ít ai để mắt đến. Ấy vậy mà, ở hòn đảo này, có một lão ngư âm thầm phát triển nghề nuôi heo từ hơn chục năm nay và được người dân mệnh danh là “vua heo” đất đảo…

Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.

Đã qua rồi thời kỳ ăn nên làm ra của nghề chuyên nuôi cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khi rất nhiều hộ đã quyết định “treo” ao hoặc thu hẹp diện tích, chuyển sang loại hình làm ăn khác.

Trang trại nuôi bò vỗ béo của anh Nguyễn Văn Đạt, tại tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) có quy mô mỗi lứa 20 con bò thịt. Đến nay trang trại của anh đã xuất lứa bò thịt đầu tiên, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thiện quy mô trang trại, hướng đến quy trình cung cấp bò thịt ổn định.

Vườn của ông Quảng rộng 1 mẫu, với khoảng 200 gốc ổi và 100 gốc nhãn. Điều đặc biệt là ông chỉ trồng cây cho quả trái vụ. Theo ông Quảng, “quả trái vụ luôn được giá và không bao giờ lo ế”.