Được Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Hàng Năm Hay Kết Hợp NTTS Trên Đất Lúa

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Theo đó, người sử dụng đất được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không làm mất đi hoặc biến dạng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa (mặn hóa, chua hóa...);
Không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã.
Với đất lúa nước:
Hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu chuyển đổi từ lúa sang cây hàng năm hay kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất lúa phải gửi trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hay người có trách nhiệm tương đương, đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cho UBND cấp xã nơi có đất;
Người sử dụng đất là tổ chức gửi đăng ký chuyển đổi cho UBND cấp xã nơi có đất.
Với đất lúa khác:
Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác phải báo cáo UBND cấp xã trực tiếp hoặc thông qua trưởng thôn hay người có trách nhiệm tương đương; tổ chức khi chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác phải đăng ký với UBND cấp xã.
Có thể bạn quan tâm

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.

Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.

Theo Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre, để sản xuất vụ lúa Đông - Xuân thành công, bà con nông dân có thể sử dụng một số giống lúa dưới đây

Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới, bình quân mỗi ha trồng xoài Cát Chu và Cát Hòa Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng/ha.

Chỉ 799 tàu cá công suất từ 20 CV trở lên, trong đó 221 chiếc đánh bắt xa bờ, thế nhưng hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra sự cố, không ít người phải nằm lại với biển. Làm gì để tàu cá và ngư dân an toàn?