Nuôi Chim Bồ Câu Lai Hướng Làm Kinh Tếmới Của Nông Dân Phú Vĩnh
Trong những năm gần đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nông dân đã chú trọng đa dạng hoá các loài vật nuôi để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.
Bên cạnh việc phát triển các mô hình chăn nuôi heo, bò thịt... người dân trong xã còn nuôi chim bồ câu lai, bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều nông dân thoát nghèo.
Một trong những điển hình trong nuôi chim bồ câu lai thành công là anh Phan Văn Điềm, ở ấp Phú Hưng, xã Phú Vĩnh (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang). Anh Điềm cho biết: “Lúc đầu tôi chỉ nuôi 10 cặp bồ câu lai, sau một thời gian thấy nuôi bồ câu đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, lợi nhuận cũng khá cao.
Qua tìm hiểu thông tin trên báo, đài và đi tham quan các hộ nuôi bồ câu lân cận, năm 2012 tôi đầu tư xây dựng chuồng nuôi bồ câu lai trong lồng (nuôi nhốt hoàn toàn), đến nay trại bồ câu của gia đình tôi đã phát triển lên đến 62 cặp bồ câu bố mẹ”. Chim bồ câu giống nuôi 5 - 6 tháng thì sinh sản, mỗi cặp đẻ 2 trứng/lứa và ấp khoảng 15 ngày thì nở và nuôi bồ câu khi ra ràng 1 - 1,5 tháng.
Với số lượng 15 khung chuồng/90 ô chuồng; chi phí cho 01 khung chuồng nuôi bồ câu là 01 triệu đồng, con giống là 250.000 đồng/cặp.
Chuồng được thiết kế thành 02 tầng, cách nền chuồng 0,4 m, khoảng cách giữa 02 khung chuồng là 0,2 mét, sau đó được lót lưới cước và rải 01 lớp trấu giữa 02 khung chuồng để tiện cho việc thu gom phân và vệ sinh chuồng trại. Vật liệu làm chuồng bằng gỗ, với chiều dài 3 mét x chiều rộng 0,5 mét x cao 0,5 mét, làm thành 6 ô/ khung chuồng.
Mỗi ô có kích thước: chiều dài 0,5 mét x chiều rộng 0,5 mét x cao 0,5 mét. Mỗi ô chuồng cho 1 cặp bồ câu bố mẹ, 1 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên ô chuồng. Vị trí chuồng nuôi có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ; tránh gió lùa, ồn ào. Máng ăn và máng uống cho chim bồ câu được làm bằng chai nhựa nhằm tận dụng để tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh.
Chim bồ câu giống được anh Điềm chọn lựa kỹ lưỡng, là những con có lông bụng dầy mượt, lanh lợi, không dị tật. Trong từng giai đoạn sinh trưởng của chim bồ câu, anh sử dụng các loại thức ăn như gạo lức, thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein thô 17%, và bổ sung thêm vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng, tăng trưởng và phát triển của chim bồ câu.
Trong đó gạo lức thành phần chính trong khẩu phần ăn của chim bồ câu. Gạo lức trộn với thức ăn hỗn hợp theo tỉ lệ 2/1 (thức ăn hỗn hợp 2 : gạo lức 1), liều lượng: 50 gam thức ăn hỗn hợp và 25 gam gạo lức/ngày/cặp bồ câu; mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều.
Bên cạnh đó, chuồng nuôi được thu gom phân vệ sinh, sát trùng chuồng trại 7 ngày/lần, đảm bảo sạch sẽ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho bồ câu.
Thời gian đầu mới gây dựng, anh Điềm chủ yếu bán bồ câu thịt nhưng bây giờ anh kết hợp vừa nhân giống để cung cấp cho những hộ nuôi khác ở địa phương, vừa nuôi chim bồ câu thịt cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn...
Theo anh, nuôi chim bồ câu đầu tư ít, nhanh thu hồi vốn, chi phí thấp, lại dễ nuôi, ít bị dịch bệnh; quá trình sinh sản của chim bồ câu là liên tục và khá nhanh, hiệu quả kinh tế mang lại cho người nuôi là thấy rõ. Mô hình của anh được nhiều hộ dân trong vùng đến tham quan, học tập làm theo và đến nay đã nhân rộng tại địa phương thêm 4 hộ.
Nhờ nuôi chim bồ câu lai trong lồng đã đem lại cho gia đình anh một khoản thu nhập tương đối khá, do tận dụng công lao động nhàn rỗi. Hy vọng nghề nuôi chim bồ câu lai sẽ mở ra một hướng đi mới cho người dân thoát nghèo, vươn lên khá giả; đồng thời góp phần không nhỏ trong việc phát triển chăn nuôi, kinh tế hộ gia đình, đa dạng hóa đối tượng vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.
Chăm sóc dâu đầy đủ; bón cân đối các loại phân đạm-lân-kali, đủ định lượng, đúng lúc và đúng cách. Hái dâu đúng kỹ thuật và theo yêu cầu tuổi tằm: tằm nhỏ (tuổi 1 đến tuổi 3) ăn lá dâu non, tằm lớn (tuổi 4 - tuổi 5) ăn lá dâu thành thục và lá già. Sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch foocmol 0,2% trước và sau mỗi lứa nuôi.
Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).
Được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hỗ trợ nguồn vốn 500 triệu đồng, 22 hộ là hội viên Chi hội HTX Nông nghiệp Quyết Thắng đã thực hiện dự án trồng rau an toàn tại phường Long Hương (TP. Bà Rịa). Sau 7 tháng thực hiện dự án, các hộ đã trồng 2,2ha rau dền, cải, mồng tơi...
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa trên, đặc biệt đối với các trường hợp gieo cấy sớm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.