Nuôi Chim Bồ Câu
Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.
Lúc đầu bà nuôi theo cách truyền thống (nuôi thả) chim giống mang về nhốt trong chuồng 10 ngày. Sau khi chim thích nghi với môi trường, bà thả ra ngoài cho chúng tự đi tìm thức ăn và cho ăn thêm lúa, bắp.
Nuôi theo cách này, rất đơn giản bởi vì đầu tư rất thấp. Tuy nhiên, nuôi số lượng ít thì được, nếu phát triển quy mô bầy đàn lớn thì không không được. Thứ nhất không quản lý được bầy đàn, thứ hai không quản lý được dịch bệnh. Hơn nữa trong thời điểm hiện nay dịch H5N1 có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, năm 2010 gia đình chuyển qua nuôi nhốt bán công nghiệp. Làm nhà giống nhà xưởng, cao khoảng 3,5 m, xung quanh làm hàng rào B40. Nền nhà trải một cát mỏng để dễ làm vệ sinh, làm theo cách này vừa quản lý được số lượng chim lớn, vừa quản lý được dịch bệnh.
Bà Chi khẳng định, nuôi chim bồ câu dễ hơn nuôi gà, sinh sản rất nhanh, 1 chu kỳ 30 - 35 ngày chim đẻ 1 lứa, một năm chim đẻ được 8 - 10 lứa. Từ 10 cặp chim ban đầu tới nay bà đã duy trì và phát triển đàn lên tới 700 - 800 cặp chim bố mẹ. Mỗi tháng bán được khoảng 100 con chim giống, giá bán 100.000 đ/con và 500 con chim ra ràng, giá bán 50.000 đ/con.
Qua việc nuôi chim bồ câu giống và chim thương phẩm, gia đình bà Chi có nguồn thu nhập ổn định, trên dưới 20 triệu đ/tháng. Học cách làm của bà Chi, nhiều người cũng rất thành công.
Anh Võ Hồng Đức, người cùng thôn cho biết, trước đây kinh tế gia đình anh cũng gặp không ít khó khăn, thu nhập chính là nhờ vào 3 sào cà phê, thiếu trước hụt sau. Năm 2009 anh mua 30 cặp về nuôi thử, thấy dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, nên nuôi luôn tới giờ.
Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, hiện trại của anh Đức cũng lên tới 300 cặp bố mẹ sinh sản. Chim đẻ ra không đủ cung cấp cho thị trường, giá bán thời điểm này là 200.000 đ/cặp chim giống; giá chim ra ràng là 100.000 đ/cặp, trừ chi phí thức ăn 3 triệu, lãi ròng 9 - 10 triệu đ/tháng.
Cùng suy nghĩ với anh Đức, anh Võ Ngọc Thái, thôn Tân Hiệp, xã Tân Hội cho biết: “Tôi đã từng chăn nuôi rất nhiều loại như heo, gà, thỏ, vịt… nhưng chưa thấy nuôi con gì dễ bằng bồ câu. Gia đình tôi mới nuôi được 200 cặp chim bố mẹ, qua quá trình nuôi tôi thấy chi phí vốn đầu tư giống, thức ăn, chuồng trại thấp, hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân ai nuôi cũng được. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả cao hơn nữa, bà con nên lưu ý vệ sinh phòng dịch, xử lý môi trường thật tốt, có thể dùng tấm đệm lót sàn sinh hoc, để ngăn ngừa mùi hôi, giúp chim khỏe mạnh và phát triển tốt hơn".
Có thể bạn quan tâm
Ngày 11-9, ông Đỗ Hữu Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang cho biết, từ đầu năm đến nay, do được mùa cá cơm nên công ty đã thu mua được gần 2.500 tấn cá. Đặc biệt, từ nửa cuối tháng 7 đến nay, công ty đã thu mua được hơn 1.500 tấn.
Sau gần 12 năm làm các sản phẩm shushi (từ mực, cá hồi) xuất sang Nhật, Công ty cổ phần Phát triển Thủy sản Huế (CT CPPT TSH) đã được Nhật Bản cấp giấy chứng nhận miễn kiểm khi làm thủ tục thông quan.
Nhắc đến anh Phùng Văn Hãn, thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) không ai là không biết đến anh, một trong những thanh niên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương với mức thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Ông Phạm Văn Chiến, Chánh thanh tra Sở NN&PTNT Tiền Giang cho biết, việc sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo ở Tiền Giang đến mức báo động.
Chi cục Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ ngày 25-8 đến nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã xảy ra 3 ổ bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc.