Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Chim Bồ Câu

Nuôi Chim Bồ Câu
Publish date: Monday. October 7th, 2013

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.

Lúc đầu bà nuôi theo cách truyền thống (nuôi thả) chim giống mang về nhốt trong chuồng 10 ngày. Sau khi chim thích nghi với môi trường, bà thả ra ngoài cho chúng tự đi tìm thức ăn và cho ăn thêm lúa, bắp.

Nuôi theo cách này, rất đơn giản bởi vì đầu tư rất thấp. Tuy nhiên, nuôi số lượng ít thì được, nếu phát triển quy mô bầy đàn lớn thì không không được. Thứ nhất không quản lý được bầy đàn, thứ hai không quản lý được dịch bệnh. Hơn nữa trong thời điểm hiện nay dịch H5N1 có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Chính vì vậy, năm 2010 gia đình chuyển qua nuôi nhốt bán công nghiệp. Làm nhà giống nhà xưởng, cao khoảng 3,5 m, xung quanh làm hàng rào B40. Nền nhà trải một cát mỏng để dễ làm vệ sinh, làm theo cách này vừa quản lý được số lượng chim lớn, vừa quản lý được dịch bệnh.

Bà Chi khẳng định, nuôi chim bồ câu dễ hơn nuôi gà, sinh sản rất nhanh, 1 chu kỳ 30 - 35 ngày chim đẻ 1 lứa, một năm chim đẻ được 8 - 10 lứa. Từ 10 cặp chim ban đầu tới nay bà đã duy trì và phát triển đàn lên tới 700 - 800 cặp chim bố mẹ. Mỗi tháng bán được khoảng 100 con chim giống, giá bán 100.000 đ/con và 500 con chim ra ràng, giá bán 50.000 đ/con.

Qua việc nuôi chim bồ câu giống và chim thương phẩm, gia đình bà Chi có nguồn thu nhập ổn định, trên dưới 20 triệu đ/tháng. Học cách làm của bà Chi, nhiều người cũng rất thành công.

Anh Võ Hồng Đức, người cùng thôn cho biết, trước đây kinh tế gia đình anh cũng gặp không ít khó khăn, thu nhập chính là nhờ vào 3 sào cà phê, thiếu trước hụt sau. Năm 2009 anh mua 30 cặp về nuôi thử, thấy dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, nên nuôi luôn tới giờ.

Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, hiện trại của anh Đức cũng lên tới 300 cặp bố mẹ sinh sản. Chim đẻ ra không đủ cung cấp cho thị trường, giá bán thời điểm này là 200.000 đ/cặp chim giống; giá chim ra ràng là 100.000 đ/cặp, trừ chi phí thức ăn 3 triệu, lãi ròng 9 - 10 triệu đ/tháng.

Cùng suy nghĩ với anh Đức, anh Võ Ngọc Thái, thôn Tân Hiệp, xã Tân Hội cho biết: “Tôi đã từng chăn nuôi rất nhiều loại như heo, gà, thỏ, vịt… nhưng chưa thấy nuôi con gì dễ bằng bồ câu. Gia đình tôi mới nuôi được 200 cặp chim bố mẹ, qua quá trình nuôi tôi thấy chi phí vốn đầu tư giống, thức ăn, chuồng trại thấp, hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân ai nuôi cũng được. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả cao hơn nữa, bà con nên lưu ý vệ sinh phòng dịch, xử lý môi trường thật tốt, có thể dùng tấm đệm lót sàn sinh hoc, để ngăn ngừa mùi hôi, giúp chim khỏe mạnh và phát triển tốt hơn".


Related news

Bước tiến sản xuất hạt giống lúa lai F1 Bước tiến sản xuất hạt giống lúa lai F1

Năm 2015 cả nước có 19 đơn vị tham gia SX hạt giống lúa lai F1 với tổng diện tích 2.051 ha, tăng 17,3% so với năm 2014.

Saturday. September 26th, 2015
Nuôi hàu trong lồng bè Nuôi hàu trong lồng bè

Nhiều nơi ở ven biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu. Bước đầu đã mang lại hiệu quả cho kinh tế cao.

Saturday. September 26th, 2015
Thâm canh dưa Kim Thâm canh dưa Kim

Trồng dưa Kim (dưa lê vàng) vụ thu đông tuy không phải là vụ chính song nếu thâm canh tốt sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao. Xin chia sẻ kinh nghiệm SX nhằm mang lại hiệu quả.

Saturday. September 26th, 2015
Trồng nấm rơm thu nhập khá Trồng nấm rơm thu nhập khá

Hiện giá nấm tăng cao là do diện tích, sản lượng giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng và chế biến XK tăng mạnh.

Saturday. September 26th, 2015
Đốt rơm rạ lợi và hại Đốt rơm rạ lợi và hại

Thực trạng đốt rơm rạ đang diễn ra rải rác trên nhiều vùng trong cả nước. Nhiều bà con đã hỏi về lợi, hại ra sao.

Saturday. September 26th, 2015