Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Và Ruộng Lúa

Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Và Ruộng Lúa
Publish date: Sunday. February 23rd, 2014

Hiện nay, giá cá sặt rằn thịt thương phẩm từ 25.000 đến 30.000 đồng. Khô cá sặt rằn từ 150.000 đến 200.000 đ/kg. Nhưng làm thế nào để nuôi cá sặt rằn có năng suất cao? Nhóm kỹ sư Trạm khuyến ngư và phòng kinh tế huyện Mộc Hóa (Long An) do kỹ sư Võ Thành Hổ đứng đầu đã nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cá sặt rằn thương phẩm trong ao và ruộng lúa.

Nguyên nhân dẫn đến nuôi cá chậm lớn

Do trước đây thấy cá sặt rằn dễ nuôi và có giá trị cao nên nông dân đã nuôi đại trà nhưng cá chậm lớn, năng suất không cao. Theo KS. Võ Thành Hổ, một trong những nguyên do là mùa vụ thả nuôi và thu hoạch chưa thích hợp. Thời điểm nuôi thích hợp nhất của cá sặt rằn là vào khoảng tháng 5, 6 hàng năm, sau 6 tháng cá đạt kích cỡ và trọng lượng to nhất, thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng 1 là tốt nhất. Khi cá đã đạt tiêu chuẩn, một số người không bán mà chờ cho giá lên cao, nên khi bán cá năng suất đã giảm và chi phí thức ăn tăng cao.

Khi cá đã tích luỹ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn "ôm" trứng (khoảng 5 đến 6 tháng tuổi), người nuôi nên bán vì cá sẽ ăn yếu đi, chủ yếu để duy trì sự sống. Đầu tư giai đoạn này sẽ làm tăng thêm chi phí mà không giúp cá tăng trọng bao nhiêu. Cá chậm lớn là do đa số người nuôi chưa nắm bắt được kỹ thuật chọn lựa con giống, chuân bị ao nuôi, cách thả con giống xuống ao nuôi, phương thức cho ăn và chăm sóc, cách phòng bệnh cho cá...

Những kỹ thuật cơ bản để nuôi cá thành công

Ba yếu tố quan trọng nhất đối với người nuôi cá là chất lượng con giống, nguồn thức ăn phù hợp và điều kiện môi trường nước thích hợp.

Trước đây, đa số bà con chọn con giống theo kinh nghiệm. Theo KS. Hổ, cá giống khỏe mạnh là loại cá mà chiều dài chỉ gấp từ 2,5 đến 3 lần chiều cao của thân, nếu dài hơn là loại cá "ốm đói". Con cá phải chạy ngược dòng thành đàn, không phân tán và tụ thành cụm. Cần tách loại được những con cá có mầm bênh ra.

Chuẩn bị ao nuôi

- Tát cạn, vệ sinh ao, vét bùn đáy, lấp hang ổ.

- Diệt hết cá tạp, cá dữ.

- Bón vôi liều lượng 10 - 20 kg/m2 cho vùng đất ít nhiễm phèn và 20 - 30 kg/m2 cho vùng đất phèn.

- Phơi ao, ruộng cho lớp bùn se lại.

- Cho nước vào và phải dùng vải lọc nước, theo dõi 3 ngày khi các yếu tố nhiệt độ từ 26 đến 320C, pH đạt từ 6 - 7, độ trong 30 đến 40 cm ổn định mới thả cá nuôi.

Thả giống

Con giống phải đạt 4 tiêu chuẩn: sức khỏe, đều cơ, không sây sát dị tật, màu sắc tương đồng. Con giống được nuôi từ cá bột lên, thời gian nuôi từ 20 đến 45 ngày. Mật độ thả nuôi, đối với ao nuôi từ 40 con/cm2 mặt nước nuôi. Đối với ruộng lúa, 10con/cm2 mặt nước nuôi. Thời gian thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Thức ăn

Chế biến theo công thức sau: cá, cua, ốc xay nhuyễn từ 50 - 70%. Cám xay từ 30 đến 50%. Bổ sung thêm lượng thức ăn viên công nghiệp để giúp tạo độ kết dính cho thức ăn. Thức ăn cho vào sàng ăn. Theo KS. Hổ, số lượng sàng ăn càng nhiều càng tốt, sàng ăn cách mặt nước 0,5 m là tốt nhất.

Cho ăn nhiều lần trong ngày, cá sẽ ăn nhiều và mau lớn. Giai đoạn cá còn nhỏ cho ăn từ 3 - 5 lần/ngày, với khối lượng thức ăn bằng 10 đến 15 tổng trọng lượng cá thả. Giai đoạn cá lớn cho ăn từ 2 đến 3 lần/ngày với khối lượng thức ăn bằng từ 5 - 7% tổng trọng lượng cá thả.

Chăm sóc và quản lý

Cứ 10 đến 15 ngày thay nước một lần, theo dõi các chỉ tiêu nhiệt độ từ 26 đến 320C, pH từ 6 đến 7, độ trong 30 đến 40 cm. Sau khi thay nước sẽ xử lý nguồn nước: xử lý nền, đáy bằng Zeolite nồng độ 3 kg/100 m2 ao. Kết hợp xử lý bằng các loại thuốc sunfat đồng, BKC... Xổ lãi cho cá 2 tháng/lần, bổ sung Vitamin C cho cá 5g/1 kg thức ăn. Bổ sung premix khoáng 1 kg/100 đến 200 kg thức ăn.

Nếu áp dụng đúng quy trình trên, thời gian nuôi từ 6 đến 8 tháng là thu hoạch, cá có thể đạt trọng lượng 80 - 100g/con. Năng suất ước tính, đối với cá nuôi trong ao từ 20 đến 30 tấn/ha, cá nuôi ruộng lúa đạt 6 đến 10 tấn/ha.


Related news

Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Hòa Bình Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Hòa Bình

Tổng cục Thủy sản đã phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Cao Phong cùng đại diện cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình.

Wednesday. October 28th, 2015
Tín hiệu vui cho người nuôi tôm Tín hiệu vui cho người nuôi tôm

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

Wednesday. October 28th, 2015
Cá tầm dài hơn 1m to như cột nhà ở Sơn La Cá tầm dài hơn 1m to như cột nhà ở Sơn La

Ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Cá tầm Sơn La chia sẻ: “Tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển cá tầm cùng với chúng tôi”.

Wednesday. October 28th, 2015
Người dân Lý Sơn gặp khó khi tôm hùm rớt giá mạnh Người dân Lý Sơn gặp khó khi tôm hùm rớt giá mạnh

Người nuôi tôm hùm ở Lý Sơn đang chờ giá lên để bán.

Wednesday. October 28th, 2015
Hướng mở cho sản phẩm cá cơm Hướng mở cho sản phẩm cá cơm

Xuất khẩu sản phẩm cá cơm đang trở thành một nghề chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An).

Wednesday. October 28th, 2015