Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Trong Ao Ở Hương Sơn

Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Trong Ao Ở Hương Sơn
Ngày đăng: 15/12/2011

Điều kiện ao nuôi: Ao gần nguồn nước ấp và chủ động cấp thoát dễ dàng. Diện tích ao thích hợp 1.000 - 1.500 m2 (5.000 - 10.000 m2). Độ sâu nước ao nuôi 1,2 - 1,5m. Bờ ao chắc chắn, không bị thấm lậu, ngập tràn khi mưa lũ, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 50 cm. Giao thông đi lại thuận lợi, quản lý dễ dàng.

Chuẩn bị ao trước khi nuôi:

Tháo kiệt nước, phát quang bờ ao và tu sửa lại, đóng cống, vét bùn ở đáy ao trừ lại một lớp mỏng 10-15 cm. Dùng vôi bột (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2 rải khắp đáy ao và xung quanh bờ ao, lượng vôi bón từ 7-10 kg/100 m2 để diệt địch hại, khử trùng và giảm độ chua, tăng pH của đất.

Phơi ao 2-3 ngày sau đó lấy nước vào ao khoảng 50 cm, dùng phân chuồng đã được ủ với lượng 10% vôi bột bón lót với lượng 35-40 kg/100 m2. Sau 3-5 ngày nước lên màu chuối non tiếp tục lấy nước vào đủ mức 1,2 - 1,5m, có thể dùng thêm phân xanh bó thành từng bó dìm xuống góc ao lượng 30-40 kg/100 m2.

Thả cá giống: Mùa vụ thả giống tháng 3 đến tháng 4. Tiêu chuẩn thả giống: Cá rô phi đơn tính đực. Cá khỏe, vây vảy hoàn chỉnh không bị dị hình. Cỡ cá đồng đều, thân có màu sắc sáng bạc, cá giống đạt cỡ 3 - 5m, có khối lượng 10-12 g/con (180 - 200 con/kg).

Mật độ: Nuôi đơn trong ao bán thâm canh mật độ 2-3 con/m2, nếu nuôi thâm canh mật độ thả 3-4 con/m2 nhưng phải có máy quạt nước.

Chú ý: Khi vận chuyển cá giống về phải ngâm túi cá xuống ao 10-15 phút, mở miệng túi, tạt nước từ ngoài vào rồi cho cá bơi ra từ từ.

Cho cá ăn: Thức ăn của cá dùng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm từ 20-25%, có thể dùng một trong những công thức sau.

Công thức 1: Cám gạo 70%, bột cá 30%.

Công thức 2: Cám gạo 60%, tấm gạo 10%. Bột cá hoặc cá tươi băm nhỏ 20%, rau xanh, bèo tấm 10%. Nấu chín trộn với Vitamin C 3g/1 kg thức ăn.

Công thức 3: Cám gạo 40%, bột ngô 20%, bã đậu 20%, khô dầu lạc 20%

Lượng cá cho ăn hàng ngày từ 7% - 2% (cỡ 10-30g/con cho ăn 7%), cỡ 50-70 g/con cho cá ăn 5% và lớn hơn 200g/con cho ăn 2%. Mỗi ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và chiều tối.

Bón phân: Bón phân ủ kỹ với 10% vôi bột, tuần bón 1 lần, với lượng 20 kg/100 m2.

Quản lý, chăm sóc: Thường xuyên quan sát màu nước và độ sâu, độ pH của nước trong ao nuôi. Theo dõi hoạt động của cá nếu thấy cá nổ đầu vào buổi sáng sớm hoặc khi thay đổi thời tiết ... thì phải bơm nước mới vào ao.

Định kỳ bón vôi cho ao 2-3 kg/100 m2 (hòa tan té xuống ao). Định kỳ 15-20 ngày kiểm tra cá một lần xem độ lớn và sức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Kiểm tra bờ, cống. Chú ý các biện pháp phòng bệnh cho cá.

Biện pháp chống rét cho cá: Dùng bèo Nhật Bản phủ 1/3 - 1/2 mặt thoáng ao. Dâng nước đến mức tối đa. Trong những ngày giá rét tuyệt đối không dùng lưới, chài kéo cá, cá sẽ bị sây sát dẫn đến dịch bệnh.

Thu hoạch: Khi cá đạt trọng lượng 0,5 kg/con tiến hành thu tỉa. Đến đầu mùa rét (tháng 11) thì thu hoạch cá lớn, muốn lưu lại thì phải có biện pháp chống rét cho cáĐiều kiện ao nuôi: Ao gần nguồn nước ấp và chủ động cấp thoát dễ dàng. Diện tích ao thích hợp 1.000 - 1.500 m2 (5.000 - 10.000 m2). Độ sâu nước ao nuôi 1,2 - 1,5m. Bờ ao chắc chắn, không bị thấm lậu, ngập tràn khi mưa lũ, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 50 cm. Giao thông đi lại thuận lợi, quản lý dễ dàng.

Chuẩn bị ao trước khi nuôi:

Tháo kiệt nước, phát quang bờ ao và tu sửa lại, đóng cống, vét bùn ở đáy ao trừ lại một lớp mỏng 10-15 cm. Dùng vôi bột (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2 rải khắp đáy ao và xung quanh bờ ao, lượng vôi bón từ 7-10 kg/100 m2 để diệt địch hại, khử trùng và giảm độ chua, tăng pH của đất.

Phơi ao 2-3 ngày sau đó lấy nước vào ao khoảng 50 cm, dùng phân chuồng đã được ủ với lượng 10% vôi bột bón lót với lượng 35-40 kg/100 m2. Sau 3-5 ngày nước lên màu chuối non tiếp tục lấy nước vào đủ mức 1,2 - 1,5m, có thể dùng thêm phân xanh bó thành từng bó dìm xuống góc ao lượng 30-40 kg/100 m2.

Thả cá giống: Mùa vụ thả giống tháng 3 đến tháng 4. Tiêu chuẩn thả giống: Cá rô phi đơn tính đực. Cá khỏe, vây vảy hoàn chỉnh không bị dị hình. Cỡ cá đồng đều, thân có màu sắc sáng bạc, cá giống đạt cỡ 3 - 5m, có khối lượng 10-12 g/con (180 - 200 con/kg).

Mật độ: Nuôi đơn trong ao bán thâm canh mật độ 2-3 con/m2, nếu nuôi thâm canh mật độ thả 3-4 con/m2 nhưng phải có máy quạt nước.

Chú ý: Khi vận chuyển cá giống về phải ngâm túi cá xuống ao 10-15 phút, mở miệng túi, tạt nước từ ngoài vào rồi cho cá bơi ra từ từ.

Cho cá ăn: Thức ăn của cá dùng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm từ 20-25%, có thể dùng một trong những công thức sau.

Công thức 1: Cám gạo 70%, bột cá 30%.

Công thức 2: Cám gạo 60%, tấm gạo 10%. Bột cá hoặc cá tươi băm nhỏ 20%, rau xanh, bèo tấm 10%. Nấu chín trộn với Vitamin C 3g/1 kg thức ăn.

Công thức 3: Cám gạo 40%, bột ngô 20%, bã đậu 20%, khô dầu lạc 20%

Lượng cá cho ăn hàng ngày từ 7% - 2% (cỡ 10-30g/con cho ăn 7%), cỡ 50-70 g/con cho cá ăn 5% và lớn hơn 200g/con cho ăn 2%. Mỗi ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và chiều tối.

Bón phân: Bón phân ủ kỹ với 10% vôi bột, tuần bón 1 lần, với lượng 20 kg/100 m2.

Quản lý, chăm sóc: Thường xuyên quan sát màu nước và độ sâu, độ pH của nước trong ao nuôi. Theo dõi hoạt động của cá nếu thấy cá nổ đầu vào buổi sáng sớm hoặc khi thay đổi thời tiết ... thì phải bơm nước mới vào ao.

Định kỳ bón vôi cho ao 2-3 kg/100 m2 (hòa tan té xuống ao). Định kỳ 15-20 ngày kiểm tra cá một lần xem độ lớn và sức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Kiểm tra bờ, cống. Chú ý các biện pháp phòng bệnh cho cá.

Biện pháp chống rét cho cá: Dùng bèo Nhật Bản phủ 1/3 - 1/2 mặt thoáng ao. Dâng nước đến mức tối đa. Trong những ngày giá rét tuyệt đối không dùng lưới, chài kéo cá, cá sẽ bị sây sát dẫn đến dịch bệnh.

Thu hoạch: Khi cá đạt trọng lượng 0,5 kg/con tiến hành thu tỉa. Đến đầu mùa rét (tháng 11) thì thu hoạch cá lớn, muốn lưu lại thì phải có biện pháp chống rét cho cá


Có thể bạn quan tâm

Công bố kháng vi rút hồ cá rô phi Công bố kháng vi rút hồ cá rô phi

Một số họ cá rô phi đã được chứng minh là hoàn toàn kháng vi rút cá rô phi (TiLV), hy vọng rằng các chương trình nhân giống có thể chống lại

06/04/2020
Ranh giới nuôi trồng thủy sản, phần 4: Cá rô phi và Cá da trơn Ranh giới nuôi trồng thủy sản, phần 4: Cá rô phi và Cá da trơn

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đang bị gián đoạn nhanh chóng bởi những thay đổi về công nghệ, tài chính, quy định, cũng như đổi mới thức ăn và công nghệ sinh học

08/04/2020
Cúc chỉ thiên kích thích miễn dịch trên cá rô phi Cúc chỉ thiên kích thích miễn dịch trên cá rô phi

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để đánh giá tác dụng của bột cúc chỉ thiên đối hiệu suất tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá rô phi.

11/04/2020
Bệnh xuất huyết đốm đỏ ở cá rô phi nuôi lồng Bệnh xuất huyết đốm đỏ ở cá rô phi nuôi lồng

Nuôi cá rô phi bằng lồng đang ngày càng được đầu tư phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt các mô hình nuôi trên hồ chứa.

18/06/2020
Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả Chiến lược cho cá rô phi ăn hiệu quả

Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil, nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả

22/06/2020