Thực vật nhân tạo có lợi ích thực tế đối với cá rô phi nuôi - Phần 1
Việc đưa các loại thực vật thủy sinh nhân tạo vào chăn nuôi cá rô phi có thể dẫn đến những cải thiện đáng kể cho phúc lợi của cá với mức chi phí tối thiểu cho người chăn nuôi.
Nghiên cứu liên quan đến chủng GIFT của cá rô phi sông Nin. Ảnh: WorldFish
Một nghiên cứu đang được thực hiện tại Brazil tiết lộ rằng biện pháp làm phong phú môi trường dưới hình thức thực vật thủy sinh và nơi trú ẩn nhân tạo có thể cải thiện đáng kể phúc lợi của cá rô phi do giảm thiểu hành vi rập khuôn và hành vi hung hăng.
Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn viên trang trại thí nghiệm của ngành nuôi trồng thủy sản thuộc Khoa Y dược Thú y và Khoa học động vật tại Đại học bang São Paulo (UNESP). Nghiên cứu được tiến hành trên 640 con cá rô phi sông Nin trống (Oreochromis niloticus) có nguồn gốc từ một quần thể GIFT chuyển đổi giới tính.
Cách thứ nhất bao gồm làm phong phú môi trường chăn nuôi bằng cách sử dụng ống nhựa PVC có đường kính 10cm và chiều dài 20 cm để làm nơi trú ẩn.
Cách thứ hai là sử dụng lục bình nhân tạo (dây nylon có tua mô phỏng gốc lục bình tự nhiên) cố định với các cấu trúc bằng xốp hoặc cố định vào chính bể nuôi cá.
Cách thứ ba được phác thảo bằng việc bổ sung thức ăn có chứa axit amin tryptophan được thêm vào chế độ ăn với tỷ lệ 2.56% tính theo trọng lượng.
Cách thứ tư là một bể đối chứng không làm phong phú môi trường chăn nuôi hoặc không cho cá ăn thực phẩm bổ sung.
Một phân tích về hành vi hung hăng cho thấy số lượng các cuộc đối đầu trong các bể chứa thức ăn đã được thêm thực phẩm bổ sung có chứa tryptophan thấp hơn so với các biện pháp kiểm soát và làm phong phú môi trường. Điều này là do nó là tiền chất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc kiểm soát hành vi hung hăng và dễ bị căng thẳng.
Mặt khác lục bình và nơi trú ẩn thể hiện mức độ đối đầu cao.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng "mặc dù có nhiều lợi ích nhưng môi trường phong phú có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa lãnh thổ các loài cá, điều đó có nghĩa là có nhiều cuộc đối đầu hơn."
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng môi trường chăn nuôi được làm phong phú bằng lục bình nhân tạo và những nơi trú ẩn dẫn đến các cuộc đối đầu ít gay gắt hơn, chủ yếu là các mối đe dọa chứ không phải sự giao chiến và chủ yếu tập trung tại khu vực có các vật phẩm phong phú mà thôi. Trong điều kiện kiểm soát (đối chứng), sự xuất hiện của những cuộc đối đầu này gay gắt hơn, dẫn đến sự rượt đuổi, đối đầu ngang và cắn nhau và những điều này xảy ra trong toàn bộ khu vực bể nuôi.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng tần số nhịp thở của nắp mang cá (một dấu hiệu căng thẳng khác) là thấp nhất đối với cá rô phi mà bể nuôi được làm phong phú bằng lục bình nhân tạo.
Các nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi rằng liệu bổ sung tryptophan có đủ để hoạt động như một môi trường phong phú thay thế để làm phương tiện tăng cường phúc lợi động vật hay không, vì thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy hành vi cọ xát tăng lên đối với biện pháp xử lý bằng tryptophan so với các biện pháp xử lý bằng cách làm phong phú môi trường chăn nuôi.
Phần kết luận
Các nhà nghiên cứu kết luận bằng sự tuyên bố rằng "một môi trường chăn nuôi cá nghèo nàn có những thiếu sót mà có thể được cải thiện bằng cách làm phong phú môi trường chăn nuôi như đã được đề xuất, đáp ứng nhu cầu mà một con cá cần có để biểu hiện hành vi tự nhiên, cải thiện chất lượng sống cho động vật. Chúng ta có thể chọn lục bình nhân tạo làm biện pháp xử lý mang lại kết quả tốt nhất và phù hợp nhất. Một phương tiện làm phong phú môi trường chăn nuôi như vậy có thể dễ dàng thực hiện ở các trang trại chăn nuôi cá vì chi phí thấp, dễ xử lý và độ bền cao."
Kỹ thuật làm phong phú môi trường và bổ sung tryptophan được sử dụng để cải thiện chất lượng sống và phúc lợi động vật của cá rô phi sông Nin
Việc áp dụng các tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật giúp cải thiện chất lượng sống đối với động vật được nuôi và năng suất các sản phẩm cuối cùng được cải thiện cho người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu tỉ mỉ vai trò của việc làm phọng phú môi trường chăn nuôi và bổ sung tryptophan đối với việc tăng các chỉ số so sánh phúc lợi động vật ở cá rô phi. Để làm điều này, môi trường nơi mà cá được nuôi được làm phong phú bằng cách sử dụng thực vật thủy sinh nhân tạo và những nơi trú ẩn và chế độ ăn của cá được bổ sung thêm tryptophan. Các thông số phúc lợi động vật được ước tính và so sánh để kiểm chứng biện pháp làm phong phú môi trường chăn nuôi này. Việc sử dụng biện pháp làm phong phú môi trường chăn nuôi và bổ sung tryptophan ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ số về phúc lợi động vật ở cá rô phi sông Nin, cho thấy sự ưa thích của chúng đối với môi trường được làm phong phú bằng cách giảm hành vi rập khuôn và hành vi hung hăng. Chúng tôi nhấn mạnh sự đóng góp của nghiên cứu này trong việc áp dụng khái niệm phúc lợi động vật vào sản xuất cá, vì việc làm phong phú môi trường đơn giản và chi phí thấp được sử dụng đã có tác động tích cực đến chất lượng sống của động vật.
Giới thiệu
Phúc lợi động vật trong sản xuất cá chủ yếu nhằm mục đích: (i) đảm bảo môi trường sống tốt hơn cho động vật; (ii) giảm thiểu khả năng căng thẳng trong quá trình sản xuất và (iii) cung cấp sản phẩm cuối cùng có giá trị cao hơn và chất lượng tốt hơn. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ động vật ngày càng gia tăng trong sản xuất và nghiên cứu, ngoài các kỹ thuật giết mổ nhân đạo đảm bảo hiệu quả cải thiện chất lượng sản phẩm cuối cùng được cung cấp, người tiêu dùng cũng thể hiện sự quan tâm đến việc tiêu thụ thịt từ các các khu vực sản xuất có chất lượng sống và tính bền vững của hệ thống được đưa vào suy xét kỹ lưỡng.
Một cách để đảm bảo phúc lợi động vật là sử dụng biện pháp làm phong phú môi trường chăn nuôi, một tập hợp các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để thay đổi môi trường phù hợp và thỏa đáng dành cho hành vi của động vật bằng cách đưa vào những tạo tác hoặc cải thiện hệ thống chăn nuôi. Nói rộng hơn, làm phong phú môi trường chăn nuôi là để cung cấp một môi trường chăn nuôi đầy đủ, giảm căng thẳng đến mức tối thiểu và đáp ứng hành vi theo các nhu cầu của các cá thể.
Theo như chúng tôi biết thì việc sử dụng biện pháp làm phong phú môi trường để thúc đẩy phúc lợi động vật trong các hệ thống sản xuất cá vẫn chưa được đánh giá. Việc áp dụng các kỹ thuật làm phong phú môi trường cho những động vật này cung cấp cho cá những nhu cầu sinh sản cơ bản của chúng như tiếp cận những nguồn tài nguyên quan trọng trong môi trường sống của chúng, ví dụ như làm tổ, ăn và trú ẩn.
Những tài nguyên này có thể giúp cá đối phó với những trường hợp gây căng thẳng vì chúng có nhiều hành vi chọn lựa hơn trong suốt giai đoạn sản xuất (Pinheiro, 2009). Các nghiên cứu ban đầu về biện pháp làm phong phú môi trường cho cá đã chứng minh ảnh hưởng tích cực của việc đưa những cành cây gỗ, những hòn đá và các chất nền tự nhiên hoặc thực vật nhân tạo khác vào môi trường chăn nuôi, nhiều thứ khác dựa trên hình thái và hiệu quả tìm kiếm thức ăn của các cá thể được nuôi nhốt.
Một cách khác để đảm bảo phúc lợi động vật là thông qua việc bổ sung chế độ ăn. Đối với nuôi trồng thủy sản, một số tác giả đã điều tra nghiên cứu tính hiệu quả của kỹ thuật này. Theo Wolkers và cộng sự (2014), những chế độ ăn bổ sung tryptophan cho thấy sự cải thiện mối quan hệ xã hội của động vật được nuôi trong các nhóm và điều này mở rộng ra với cá do đặc điểm của phương pháp điều trị bằng axit amin này điều chỉnh hoạt tính của serotonin. Hơn nữa, việc bổ sung tryptophan mang lại lợi ích đối với sản xuất cá như giảm căng thẳng (cortisol) và giảm hành vi hung hăng trong nhóm (Höglund và cộng sự, 2005; Winberg cộng sự, 2001 và Wolkers cộng sự, 2011).
Các biện pháp như quản lý môi trường và bổ sung thực phẩm đảm bảo chất lượng sống tốt hơn cho động vật được nuôi có liên quan trực tiếp đến tính bền vững của sản xuất và nhận thức về chăn nuôi cá bền vững. Trong nuôi trồng thủy sản, cá rô phi sông Nin (Oreochromis niloticus) là một trong những loài cá quan trọng nhất đối với thị trường tiêu thụ của con người nơi mà 4,5 triệu tấn cá được sản xuất trên toàn thế giới.
Tại Brazil, loài cá này là loài chủ yếu được nuôi vì mục đích thương mại, tăng 7.96% vào năm 2019 so với năm 2018. Theo báo cáo của FAO (2018), Brazil là nhà sản xuất cá rô phi lớn thứ tư trên toàn thế giới với hơn 432,149 tấn cá mỗi năm. Sự tăng trưởng trong sản xuất này có thể được giải thích bằng một số các yếu tố: cải tiến di truyền, cải tiến kỹ thuật, tiềm năng sản xuất nuôi trồng thủy sản của Brazil, tăng tiêu thụ cá và kỹ thuật chăn nuôi cá bằng lồng. Với sự tăng trưởng của năng suất cá và nhận thức của người tiêu dùng về các kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất, các yêu cầu về phúc lợi động vật đảm bảo sức khỏe của cá được đánh dấu là một đóng góp quan trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo ra các mô hình sản xuất làm cho cá ít bị căng thẳng và mất cân bằng sinh thái.
Các biện pháp đảm bảo phúc lợi động vật đã được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất khác, ví dụ như các ngành thịt bò, thịt lợn và gia cầm chẳng hạn. Tuy nhiên, đối với năng suất cá thì việc sử dụng các kỹ thuật như vậy vẫn còn kém. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá vai trò của việc làm phong phú môi trường chăn nuôi và bổ sung chế độ ăn đối với sức khỏe của cá rô phi sông Nin.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi được nuôi trong lồng ở Brazil, nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả
Trên cá rô phi, bệnh lồi mắt, xuất huyết thường xuất hiện vào mùa mưa và các tháng giao mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
Trước diễn biến nhiệt độ cao và kéo dài trong ngày, để hạn chế bùng phát bệnh Streptococcus ở cá rô phi, việc chủ động quản lý tốt môi trường và phòng trị bệnh