Nuôi Cá Rô Đầu Vuông, Thu Tiền Tỉ

Thời gian gần đây, nông dân tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận đổ xô tìm mua cá rô đầu vuông để nuôi. Giống cá này mới được phát hiện cách đây hơn một năm, có kích thước lớn gấp nhiều lần so với cá rô đồng bình thường.
Giống cá này có trọng lượng mỗi con từ 400-700 g, lớn hơn gấp 3 - 4 lần cá rô bình thường
Thời gian gần đây, nông dân tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận đổ xô tìm mua cá rô đầu vuông để nuôi. Giống cá này mới được phát hiện cách đây hơn một năm, có kích thước lớn gấp nhiều lần so với cá rô đồng bình thường.
Càng nuôi càng lớn
Năm 2008, ông Nguyễn Văn Khải (ngụ ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) tình cờ phát hiện trong ao cá rô đồng nhà mình có khoảng 70 con cá lạ, lớn hơn cá rô bình thường, đầu lại vuông. Trọng lượng mỗi con từ 400-700 g, lớn hơn gấp 3 - 4 lần cá rô bình thường. Ông Khải tuyển những con lớn nhất trong đàn để đem nhân giống. Vụ nuôi đầu tiên, cá lớn rất nhanh, mới hơn 3 tháng đạt trọng lượng 10 con/kg. Thu hoạch hết trong ao được 11 tấn cá rô thịt, ông Khải đem bán cho thương lái với giá 30.000 đồng/kg, thu lời hơn 180 triệu đồng. Do thấy đây là loại cá lạ, lại có nhiều ưu điểm nên ông Khải tiếp tục nhân giống bán cho những người hàng xóm cùng nuôi. Từ đó, loài cá này trở nên nổi tiếng và được đặt tên là cá rô đầu vuông.
Cá rô đầu vuông có ưu điểm lớn nhanh, con đực và con cái có kích thước như nhau. Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg. Nếu nuôi kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. Hình dáng cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, thân dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá.
Tuy kích thước và trọng lượng rất lớn nhưng chất lượng cá cũng thơm ngon như cá rô đồng bình thường. Nếu thời gian nuôi cá càng kéo dài, kích thước và trọng lượng cá càng lớn chứ không giảm cân như cá rô đồng bình thường.
Hiện tại, gia đình ông Khải đang mở rộng diện tích nuôi cá rô đầu vuông và nhân giống bán cho bà con trong vùng. Người con của ông Khải cho biết lứa cá bố mẹ đầu tiên giờ đã già và sinh sản cũng ít. Cá bố mẹ lớn nhất nặng đến 0,95 kg và đã chết. Ngoài ra, những con cá bố mẹ khác nặng từ 0,7 đến 0,8 kg/con là chuyện bình thường. Qua nhiều lứa nuôi và nhiều lần nhân giống, cá rô đầu vuông vẫn phát triển bình thường và có những ưu điểm vượt trội so với cá rô đồng.
Lợi nhuận rất cao
Hiện tại, do số lượng cá rô đầu vuông chưa nhiều nên hầu hết người dân chỉ bán cá giống. Ngoài ra, ở Trại Dịch vụ Thương mại Thủy sản Hậu Giang có số lượng cá bố mẹ trên 5.000 con, số lượng cá bột cung ứng khoảng trên 20 triệu con cho thị trường.
Sẽ xây dựng thương hiệu
Ông Nguyễn Minh Đức, quyền Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Hậu Giang, cho biết hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang theo dõi, xác định rõ nguồn gốc, phân tích ADN để tiến tới xây dựng thương hiệu “Cá rô đầu vuông Hậu Giang”. Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, với những ưu điểm vượt trội về thời gian nuôi, tốc độ lớn nhanh, trọng lượng lớn sẽ là lợi thế để xây dựng thương hiệu cho giống cá này.
Vì vậy, giá cá giống cũng rất đắt đỏ. Mỗi con cá giống nặng 250 g trở lên có giá từ 40.000 đồng - 130.000 đồng. Thời điểm sốt giá nhất, một con cá rô giống nặng 450 g có giá 150.000 đồng.
Nơi nuôi cá rô đầu vuông nhiều nhất là xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy. Ông Huỳnh Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết mấy năm trước diện tích nuôi cá rô đồng trên địa bàn xã chỉ có vài chục hecta; hiện nay đã tăng lên đến 225 ha, chủ yếu là nuôi cá rô đầu vuông. Nhiều hộ nông dân làm giàu nhờ bán được cá giống với giá cao.
Ông Nguyễn Hùng Anh (ngụ ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy) vừa thu hoạch ao cá rô giống khoảng 11.000 con, lời hơn 1 tỉ đồng. Ông là một trong những người đầu tiên mua lại cá giống cá rô đầu vuông của ông Khải về vỗ béo, nhân giống để bán. Cả cuộc đời làm nông nghiệp của ông thì đây là lần đầu tiên ông thu hoạch với lợi nhuận lớn như vậy.
Theo tính toán, nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm sẽ mang lại lợi nhuận rất cao do đặc điểm cá rất mau lớn. Trung bình nuôi 1 kg cá rô đầu vuông sẽ tốn khoảng 1,4 kg thức ăn, trong khi đó nuôi cá rô đồng bình thường tốn đến 2 kg thức ăn. Ông Nguyễn Văn Luôl, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Vị Thủy, cho biết: “Từ 3 hộ nuôi đầu tiên, hiện nay mô hình nuôi cá rô đầu vuông đã nhân rộng ra với diện tích rất lớn không chỉ ở huyện Vị Thủy mà cả tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận. Ngành nông nghiệp huyện cũng chưa thể thống kê được số lượng vì diện tích nuôi tăng quá đột biến”.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi thật sự ấn tượng trước mô hình kinh tế gia trại phát triển theo hướng bền vững của ông Huỳnh Miên. Hệ thống gia trại được đầu tư xây dựng nề nếp phản ảnh tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu từ nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới của người nông dân có gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng đất xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước.

Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

Với tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 28.183 ha, chiếm 82,3%, huyện Ninh Phước đã xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các mô hình trồng trọt, chăn nuôi triển khai thực hiện hiệu quả, những năm gần đây, Ninh Phước còn phát triển mô hình kinh tế trang trại với hình thức sản xuất đa dạng.

Chỉ với 1,5ha đất trồng mía, nhưng nhờ cần cù chịu khó, áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả, nông dân Hồ Văn Thắng đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.