Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm

Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm
Ngày đăng: 20/06/2012

Người nuôi cá lồng sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đang gặp khó khăn do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

 Cá chết trên sông Bồ do bị ô nhiễm>> Cá nuôi lồng chết bất thường trên sông Bồ>> Phất lên nhờ nuôi cá lồng trên sông Bồ

Chịu thiệt hại lớn nhất là người dân thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, nơi có sông Bồ trải dài gần 3km. Trước đây, tận dụng dòng chảy cộng với nguồn rong rêu thủy sinh phong phú của sông, người dân đồng loạt nuôi cá trắm cỏ bằng lồng.

Cá lồng của gia đình ông Phạm Công Hiệp bị chết hàng loạt do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

Chi phí đầu tư nuôi cá trắm bằng lồng khá thấp, mỗi lồng cá chỉ tốn khoảng 2 triệu đồng xây dựng, cộng với số tiền 1,5 triệu đồng để mua đàn cá giống 500 con thả nuôi. Với đặc điểm dễ thích nghi nên cá trắm cỏ nuôi bằng lồng ở đây phát triển rất tốt, mỗi lồng cho thu nhập bình quân trên 40 triệu đồng/năm. Do đó, từ chỗ chỉ có một vài hộ dân thả nuôi lẻ tẻ, dần dần thôn Phước Yên đã có hơn 100 hộ nuôi, trong đó có hộ nuôi 2-3 lồng.

Tuy nhiên chỉ sau vài năm ăn nên làm ra, người nuôi cá lồng ở đây đã gặp những khó khăn lớn. Đáng kể nhất là việc nguồn nước sông Bồ ngày càng bị ô nhiễm, nguồn thực vật thủy sinh cạn kiệt, cá giống và kể cả cá đã trưởng thành bị chết số lượng lớn sau khi được thả nuôi.

Ông Nguyễn Công Hiệp (thôn Phước Yên) - chủ của 2 lồng cá, cho biết: “Đầu mỗi vụ nuôi, gia đình tôi thả vào mỗi lồng 500 con cá giống, nhưng đến vụ thu hoạch chỉ xuất được khoảng hơn trăm con trưởng thành, số còn lại đều đã bị chết”. Một số hộ dân khác cho biết, họ thả nuôi cá đến gần 2 năm mới có thể xuất lồng đem bán nhưng phần lớn số cá xuất lồng vẫn trong tình trạng còi cọc.

Theo người dân thôn Phước Yên, nguyên nhân chính khiến sông Bồ ô nhiễm nặng do nạn khai thác cát sạn trái phép đã và đang hoành hành ở thượng nguồn sông, đoạn qua huyện Phong Điền. Hoạt động này khiến dòng chảy của sông Bồ bị chậm lại, khiến chất thải trong lồng cá không trôi đi hết, các sinh vật phù du cũng dần cạn kiệt.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Phụ Phú - Trưởng thôn Phước Yên, cho biết, hằng năm, chính quyền địa phương và Trung tâm Khuyến nông- ngư huyện Quảng Điền đều mở lớp tập huấn nuôi cá lồng cho người dân trên địa bàn. Người dân được tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cá.

Theo ông Phú, việc tập huấn vẫn chỉ mang tính lý thuyết, trong khi điều người dân cần là có một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng môi trường nước sông Bồ thay đổi nhằm đảm bảo nghề nuôi cá lồng của người dân phát triển bền vững. “Nếu tình trạng môi trường nước sông Bồ còn ô nhiễm kéo dài thì người dân sẽ khó lòng bám trụ với nghề nuôi cá lồng từng giúp họ ăn nên làm ra”- ông Phú nói.

Có thể bạn quan tâm

Về Thăm “Vương Quốc” Cà Chua Về Thăm “Vương Quốc” Cà Chua

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng tập quán trồng cà chua lâu đời, những năm trở lại đây, người dân Hải Hậu (Nam Định) đã coi cà chua là cây trồng mũi nhọn

10/03/2011
Kiên Giang: Thành Lập Liên Minh Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn Kiên Giang: Thành Lập Liên Minh Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Mới đây, tại thị trấn Giồng Riềng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), Ecofarm đã ký kết với nông dân Giồng Riềng thành lập Liên minh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

25/04/2012
Trồng Bạc Hà Có Hiệu Quả Kinh Tế Trồng Bạc Hà Có Hiệu Quả Kinh Tế

Bạc hà là một loại hoa màu xưa nay được bà con nông dân trồng một ít xen chân vườn để dùng chế biến các món ăn trong gia đình như nấu canh chua, xào, bóp xổi chấm nước cá kho...

14/02/2011
Khó Khăn Gì Khi Làm GAP ? Lúa GlobalGAP Khó Mở Rộng Diện Tích Khó Khăn Gì Khi Làm GAP ? Lúa GlobalGAP Khó Mở Rộng Diện Tích

Ở ĐBSCL, nông dân mới nghe làm lúa GAP thấy lạ và tưởng như rất khó. Song nhiều hộ ở Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng bắt tay thử nghiệm mô hình và đạt chứng nhận. Nhưng vì sao phong trào làm lúa GolbalGAP chưa thể mở rộng ?

25/03/2012
Chủ Rừng Xứ Cát Chủ Rừng Xứ Cát

Sinh năm 1988 ở thôn Sen Đông, xã Sen Thủy (Lệ Thuỷ - Quảng Bình), học hết lớp 9, Lê Đăng Tây đã phải nghỉ học vì gia đình quá khó khăn. Sau nhiều năm làm thuê trong Nam

21/03/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.