Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm

Nuôi Cá Lồng Sông Bồ Gặp Khó Do Ô Nhiễm
Publish date: Wednesday. June 20th, 2012

Người nuôi cá lồng sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đang gặp khó khăn do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

 Cá chết trên sông Bồ do bị ô nhiễm>> Cá nuôi lồng chết bất thường trên sông Bồ>> Phất lên nhờ nuôi cá lồng trên sông Bồ

Chịu thiệt hại lớn nhất là người dân thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, nơi có sông Bồ trải dài gần 3km. Trước đây, tận dụng dòng chảy cộng với nguồn rong rêu thủy sinh phong phú của sông, người dân đồng loạt nuôi cá trắm cỏ bằng lồng.

Cá lồng của gia đình ông Phạm Công Hiệp bị chết hàng loạt do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.

Chi phí đầu tư nuôi cá trắm bằng lồng khá thấp, mỗi lồng cá chỉ tốn khoảng 2 triệu đồng xây dựng, cộng với số tiền 1,5 triệu đồng để mua đàn cá giống 500 con thả nuôi. Với đặc điểm dễ thích nghi nên cá trắm cỏ nuôi bằng lồng ở đây phát triển rất tốt, mỗi lồng cho thu nhập bình quân trên 40 triệu đồng/năm. Do đó, từ chỗ chỉ có một vài hộ dân thả nuôi lẻ tẻ, dần dần thôn Phước Yên đã có hơn 100 hộ nuôi, trong đó có hộ nuôi 2-3 lồng.

Tuy nhiên chỉ sau vài năm ăn nên làm ra, người nuôi cá lồng ở đây đã gặp những khó khăn lớn. Đáng kể nhất là việc nguồn nước sông Bồ ngày càng bị ô nhiễm, nguồn thực vật thủy sinh cạn kiệt, cá giống và kể cả cá đã trưởng thành bị chết số lượng lớn sau khi được thả nuôi.

Ông Nguyễn Công Hiệp (thôn Phước Yên) - chủ của 2 lồng cá, cho biết: “Đầu mỗi vụ nuôi, gia đình tôi thả vào mỗi lồng 500 con cá giống, nhưng đến vụ thu hoạch chỉ xuất được khoảng hơn trăm con trưởng thành, số còn lại đều đã bị chết”. Một số hộ dân khác cho biết, họ thả nuôi cá đến gần 2 năm mới có thể xuất lồng đem bán nhưng phần lớn số cá xuất lồng vẫn trong tình trạng còi cọc.

Theo người dân thôn Phước Yên, nguyên nhân chính khiến sông Bồ ô nhiễm nặng do nạn khai thác cát sạn trái phép đã và đang hoành hành ở thượng nguồn sông, đoạn qua huyện Phong Điền. Hoạt động này khiến dòng chảy của sông Bồ bị chậm lại, khiến chất thải trong lồng cá không trôi đi hết, các sinh vật phù du cũng dần cạn kiệt.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Phụ Phú - Trưởng thôn Phước Yên, cho biết, hằng năm, chính quyền địa phương và Trung tâm Khuyến nông- ngư huyện Quảng Điền đều mở lớp tập huấn nuôi cá lồng cho người dân trên địa bàn. Người dân được tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cá.

Theo ông Phú, việc tập huấn vẫn chỉ mang tính lý thuyết, trong khi điều người dân cần là có một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng môi trường nước sông Bồ thay đổi nhằm đảm bảo nghề nuôi cá lồng của người dân phát triển bền vững. “Nếu tình trạng môi trường nước sông Bồ còn ô nhiễm kéo dài thì người dân sẽ khó lòng bám trụ với nghề nuôi cá lồng từng giúp họ ăn nên làm ra”- ông Phú nói.

Related news

Tổng Kết Liên Minh Mật Ong Bền Vững Ia Grai Tổng Kết Liên Minh Mật Ong Bền Vững Ia Grai

Sáng 8-11, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai đã tổ chức tổng kết Liên minh sản xuất mật ong bền vững Ia Grai.

Monday. November 11th, 2013
Giá Gà Nuôi Thả Vườn Tăng Cao, Người Nuôi Phấn Khởi Giá Gà Nuôi Thả Vườn Tăng Cao, Người Nuôi Phấn Khởi

Giá gà thịt nuôi thả vườn ở huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)... tăng cao, làm người nuôi phấn khởi vì có lãi lớn.

Monday. November 11th, 2013
4 Huyện Tham Gia Thí Điểm Phát Triển Khu Chăn Nuôi Tập Trung 4 Huyện Tham Gia Thí Điểm Phát Triển Khu Chăn Nuôi Tập Trung

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.

Monday. November 11th, 2013
Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04 Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

Monday. November 11th, 2013
Sa Pa Mở Rộng Diện Tích Trồng Atiso Lên Gần 48 Ha Sa Pa Mở Rộng Diện Tích Trồng Atiso Lên Gần 48 Ha

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Monday. November 11th, 2013