Nuôi Cá Lóc Trong Bể Ny-Lon Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Có Thu Nhập Ổn Định
Ông Mai Tấn Phước (ngụ khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi 8.000 con cá lóc giống bằng thức ăn công nghiệp trong 4 bể ny-lon (tổng diện tích 62 m2).
Sau 3 - 4 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt từ 350 - 700 gram/con, bán cho thương lái giá 32.000 đồng/kg cá lóc thịt, trừ chi phí, ông còn lời 16 - 20 triệu đồng. Cũng theo ông Phước, nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp dễ chăm sóc, ít dịch bệnh lại tăng trưởng mau, chi phí thức ăn thấp hơn so với nuôi cá lóc bằng cá biển tạp. Nếu kỹ thuật nuôi tốt, nuôi cá lóc nghịch mùa từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch, có thể lời đến 10 triệu đồng/bể cá lóc.
Anh Trần Trung Nhứt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thạnh cho biết, phường có 11 hộ nuôi cá lóc trong bể ny-lon bằng thức ăn công nghiệp, với hơn 20 bể nuôi, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đang chứng minh hiệu quả khi năng suất lúa và diện tích không ngừng tăng. Qua hơn 4 năm triển khai, mô hình đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.
Nhiều hộ nông dân ở thôn Cây Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) trồng và chăm sóc cây mận lai ghép với cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.
Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng cây có múi giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng hạt lép giống Ri 6, Monthong, bưởi da xanh...Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) vừa có buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) về dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất và xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản.