Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tham gia tiêu thụ vải thiều
Cách đây hơn 1 tháng, dưa hấu Quảng Ngãi được các “hiệp sĩ” trên mọi miền đất nước “giải cứu”, hành động đẹp đó hiện đang tiếp sức cho đoàn viên thanh niên tỉnh Quảng Ngãi áp dụng vào việc tiêu thụ vải thiều.
Ngày 10/6, anh Đặng Minh Thảo, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết, sau khi hai anh Đặng Như Quỳnh và Trần Hữu Như Anh (những người đã giúp Quảng Ngãi tiêu thụ hàng trăm tấn dưa hấu trước đây) gọi điện nhờ tiêu thụ vải thiều, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã đồng ý.
Theo đó, 2 tấn vải thiều đã được xe ô tô chở về đến TP. Quảng Ngãi vào tối ngày 8/6. Tối 9/6, toàn bộ 2 tấn vải thiều trên đã được Tỉnh đoàn bán hết, với giá 20.000đ/kg.
Hiện các đơn vị cấp dưới của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi là Huyện đoàn Đức Phổ, Bình Sơn và TP.Quảng Ngãi đã đăng ký tiếp tục bán vải thiều cho nông dân Bắc Giang, với tổng số lượng khoảng 5 tấn. Dự kiến vài ngày tới số vải này sẽ được đưa về Quảng Ngãi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.
Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.
Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.
Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.
Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.