Nuôi cá lóc thích nghi biến đổi khí hậu
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh chuỗi ngành hàng này bị tác động bởi biến đổi khí hậu (BĐKH).
Cá lóc là loài thủy sản đặc trưng ở nước ta, được nhiều nông dân ĐBSCL đầu tư nuôi theo dạng bán thâm canh hoặc thâm canh với nhiều hình thức nuôi trong ao đất, bể bạt, bể xi măng, vèo đặt trong ao. Ngoài ra, còn phát triển nuôi vèo trên sông vào mùa lũ.
Theo PGS.TS Trương Hoàng Minh, ĐH Cần Thơ, nghề nuôi cá lóc gần đây phát triển nhanh, sản lượng đạt khoảng 40.000 tấn/năm.
Kết quả khảo sát cho thấy người nuôi cá lóc có xu hướng nuôi thâm canh 65 con/m2 và cho cá ăn thức ăn công nghiệp, trong đó nuôi vèo ao, vèo sông thả mật độ 100 - 113 con/ m2, thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng, kích cỡ thu hoạch 550 - 570 gr/con...
Theo Chi cục Thủy sản An Giang, việc nuôi cá lóc đang gặp nhiều khó khăn trong SX giống, nuôi thương phẩm và tiêu thụ. Cơ sở chế biến chưa gắn kết chặt chẽ với người nuôi. Các DN chưa thực sự quan tâm đầu tư SX và bao tiêu sản phẩm cho nông hộ. Do đó việc phát triển nuôi cá lóc thâm canh còn thiếu tính bền vững.
Related news
Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.
Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.
Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.
Những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà ngày một khang trang, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trù phú... Đó là những đổi thay có thể nhìn thấy được ngay ở xã điểm nông thôn mới Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Còn nhớ, cách đây 3 năm (năm 2009), khi được Ban Bí thư Trung ương chọn làm xã điểm đại diện cho vùng trung du miền núi phía Bắc để xây dựng nông thôn mới (NTM), Tân Thịnh còn ngổn ngang công việc, chưa tiêu chí nào đạt được.