Nuôi Cá Lóc Như Thế Nào?
Cá lóc chỉ nuôi khoảng 6-8 tháng là đã có thể thu hoạch. Nhưng nếu có điều kiện nuôi lâu hơn thì ta sẽ được những con cá lóc khổng lồ. Lúc đó, nâng giá nào, khách cũng mua. Tha hồ thu bộn tiền...
Cá lóc được xếp vào loại cá cao cấp vì thịt ngon và được chế biến thành những món hấp dẫn. Tôi đi thăm đồng với bà con miền Tây và được nhậu ngay cạnh mương món cá lóc nướng. Họ bắt cá lóc tại ruộng, khoét bụng, moi ruột, cắm ngược đầu vào que tre và nướng bằng rơm ngay bên bờ mương. Thịt cá nóng hổi, thơm lừng, ngon hết sảy!...
Trước đây chỉ có đồng bào miền Nam nuôi cá lóc. Nhưng nay, cả miền Bắc và miền Trung cũng nuôi. Họ nuôi chủ yếu vào mùa hè để tránh rét. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn rất cao. Vì vậy, phong trào nuôi cá lóc cứ lên dần. Bây giờ, ở miền núi phía Bắc cũng nuôi. Nhiều khách sạn còn xây cả bể để vừa nuôi, vừa trữ. Thế nhưng khi hỏi "đâu là cá lóc, đâu là cá quả?" thì nhiều người ngơ ngác, không biết đường nào để trả lời…
Cá lóc có nhiều loài khác nhau và tên gọi cũng khác nhau. Ở mỗi miền, nó lại có tên gọi riêng. Ở miền Bắc thường có cá chuối đen (hay còn gọi là cá quả, cá sộp), cá chuối hoa (giống như cá lóc bông ở Nam Bộ) cá chuối đồi và cá chuối Trung Quốc. Ở miền Trung, bà con đều gọi là cá chuối và cá lóc là cá tràu. Thế còn ở Nam Bộ phổ biến là cá lóc đồng rồi đến lóc bong, cá tràu dày và chàng đục.
Hiện nay, mới phát hiện thêm loài cá lóc môi trề. Nó là một dạng đột biến từ cá lóc đồng. Thế còn, đem lai lóc môi trề với lóc đồng lại cho ra loài cá lóc đầu nhím. Cả 3 loài: Lóc đồng, lóc môi trề và lóc đầu nhím đều đang được bà con nuôi rất mạnh.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2 đã thử nghiệm thành công và phổ biến rộng rãi quy trình nhân giống cá lóc cho cả nước. Vì vậy, giống cá lóc không phải lo. Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất thế nào cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Cá lóc có thể nuôi ao, nuôi bể hoặc nuôi trong bè. Ao nuôi nên rộng từ 500m2 trở lên. Ao phải có mức nước sâu từ 2 - 2,5m. Bờ phải cao và chắc chắn, xung quanh phải rào hoặc quây lưới cao từ 0,8-1m để tránh cá nhảy lên và trườn đi mất. Ta làm vệ sinh ao như nuôi các loài cá khác trước khi cho nước vào. Ta thả cá với mật độ từ 25-30 con/m2.
Trong tự nhiên, cá lóc là loài cá dữ và luôn săn mồi sống để ăn. Khi nuôi, ta có thể luyện cho chúng ăn mồi tĩnh và cả các loại thức ăn qua chế biến. Hai tháng đầu ta nên xay nhuyễn các loại tôm tép, cá biển, cua, ốc... và trộn thêm một ít (khoảng 5%) các chất bột để cho chúng ăn. Tới tháng thứ 3 trở đi, ta cho chúng ăn cá tạp hoặc thức ăn công nghiệp. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần. Ta phải theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá.
Nên định kỳ 10 ngày lại thay nước một lần với thể tích nước thay từ 1/3 - 1/2. Nước sạch cá mới sống tốt. Hàng tháng cũng phải rắc thêm vôi bột cho ao (với liều lượng 6-8kg/100m2).
Cá lóc chỉ nuôi khoảng 6-8 tháng là đã có thể thu hoạch. Nhưng nếu có điều kiện nuôi lâu hơn thì ta sẽ được những con cá lóc khổng lồ. Lúc đó, nâng giá nào, khách cũng mua. Tha hồ thu bộn tiền...
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng
Đến thăm trang trại của chị Phan Thị Vân ở ấp 3 xã Thạnh Trị huyện Đình Đại, nằm bên dòng Ba Lai hiền hòa vào những ngày cuối tháng 7 đã thật sự thu hút tôi bởi màu xanh của cây lá mà trước đó vài năm là một vùng đất cằn cổi không trồng được gì bởi nước mặn. Lối vào đã rợp bóng mát của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây là nơi nuôi cá lóc công nghiệp. Và khi bắt chuyện tôi mới biết đó là những vèo đang nuôi cá lóc chứ không phải là những vèo ươm cá giống như các trại cá khác.
Vì là loài cá dữ chuyên bắt mồi sống nên giai đoạn nuôi thịt không cần bón phân gây màu nước. Trong ao nuôi, ngoài sử dụng các loại cá tạp, cá còn có thể ăn các thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao, lượng cho ăn chiếm từ 5-6% trọng lượng cá
Cá lóc là loài cá sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với mọi môi trường nước (đục, tù, nóng) có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 - 40 o C
Cá Lóc bông (Channa micropeltes Cuvier & Valencienes 1831) là loài cá dữ, nhưng thịt thơm ngon và rất được ưa chuộng. Kích cỡ cá lớn nhất đạt tới chiều dài 130cm, nặng 20kg