Nuôi Cá Lóc Như Thế Nào?
Cá lóc chỉ nuôi khoảng 6-8 tháng là đã có thể thu hoạch. Nhưng nếu có điều kiện nuôi lâu hơn thì ta sẽ được những con cá lóc khổng lồ. Lúc đó, nâng giá nào, khách cũng mua. Tha hồ thu bộn tiền...
Cá lóc được xếp vào loại cá cao cấp vì thịt ngon và được chế biến thành những món hấp dẫn. Tôi đi thăm đồng với bà con miền Tây và được nhậu ngay cạnh mương món cá lóc nướng. Họ bắt cá lóc tại ruộng, khoét bụng, moi ruột, cắm ngược đầu vào que tre và nướng bằng rơm ngay bên bờ mương. Thịt cá nóng hổi, thơm lừng, ngon hết sảy!...
Trước đây chỉ có đồng bào miền Nam nuôi cá lóc. Nhưng nay, cả miền Bắc và miền Trung cũng nuôi. Họ nuôi chủ yếu vào mùa hè để tránh rét. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn rất cao. Vì vậy, phong trào nuôi cá lóc cứ lên dần. Bây giờ, ở miền núi phía Bắc cũng nuôi. Nhiều khách sạn còn xây cả bể để vừa nuôi, vừa trữ. Thế nhưng khi hỏi "đâu là cá lóc, đâu là cá quả?" thì nhiều người ngơ ngác, không biết đường nào để trả lời…
Cá lóc có nhiều loài khác nhau và tên gọi cũng khác nhau. Ở mỗi miền, nó lại có tên gọi riêng. Ở miền Bắc thường có cá chuối đen (hay còn gọi là cá quả, cá sộp), cá chuối hoa (giống như cá lóc bông ở Nam Bộ) cá chuối đồi và cá chuối Trung Quốc. Ở miền Trung, bà con đều gọi là cá chuối và cá lóc là cá tràu. Thế còn ở Nam Bộ phổ biến là cá lóc đồng rồi đến lóc bong, cá tràu dày và chàng đục.
Hiện nay, mới phát hiện thêm loài cá lóc môi trề. Nó là một dạng đột biến từ cá lóc đồng. Thế còn, đem lai lóc môi trề với lóc đồng lại cho ra loài cá lóc đầu nhím. Cả 3 loài: Lóc đồng, lóc môi trề và lóc đầu nhím đều đang được bà con nuôi rất mạnh.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2 đã thử nghiệm thành công và phổ biến rộng rãi quy trình nhân giống cá lóc cho cả nước. Vì vậy, giống cá lóc không phải lo. Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất thế nào cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Cá lóc có thể nuôi ao, nuôi bể hoặc nuôi trong bè. Ao nuôi nên rộng từ 500m2 trở lên. Ao phải có mức nước sâu từ 2 - 2,5m. Bờ phải cao và chắc chắn, xung quanh phải rào hoặc quây lưới cao từ 0,8-1m để tránh cá nhảy lên và trườn đi mất. Ta làm vệ sinh ao như nuôi các loài cá khác trước khi cho nước vào. Ta thả cá với mật độ từ 25-30 con/m2.
Trong tự nhiên, cá lóc là loài cá dữ và luôn săn mồi sống để ăn. Khi nuôi, ta có thể luyện cho chúng ăn mồi tĩnh và cả các loại thức ăn qua chế biến. Hai tháng đầu ta nên xay nhuyễn các loại tôm tép, cá biển, cua, ốc... và trộn thêm một ít (khoảng 5%) các chất bột để cho chúng ăn. Tới tháng thứ 3 trở đi, ta cho chúng ăn cá tạp hoặc thức ăn công nghiệp. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần. Ta phải theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá.
Nên định kỳ 10 ngày lại thay nước một lần với thể tích nước thay từ 1/3 - 1/2. Nước sạch cá mới sống tốt. Hàng tháng cũng phải rắc thêm vôi bột cho ao (với liều lượng 6-8kg/100m2).
Cá lóc chỉ nuôi khoảng 6-8 tháng là đã có thể thu hoạch. Nhưng nếu có điều kiện nuôi lâu hơn thì ta sẽ được những con cá lóc khổng lồ. Lúc đó, nâng giá nào, khách cũng mua. Tha hồ thu bộn tiền...
Related news
Cá lóc đẻ rộ vào những tháng đầu mùa mưa lớn, tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Hệ số thành thục trung bình khoảng 0,5 – 1,5%, sức sinh sản từ 5.000 đến 20.000
Trong các hệ thống nuôi thâm canh mật độ cao, cá rô phi dễ sốc môi trường, miễn dịch kém, ôxy hóa và viêm nhiễm. Sử dụng hỗn hợp flavonoid thảo dược
Tôi có ý định nuôi cá lóc trong bể xi măng. Hỏi cách thiết kế bể và xử lý nước trước khi thả cá như thế nào? Khi nuôi cá lóc trong bể xi măng, chế độ dinh dưỡng
Cá lóc lớn nhanh, khỏe mạnh để vượt qua nguy cơ biến dạng xương và tích tụ chất béo trong gan, cần phải có một giải pháp dinh dưỡng giàu đạm và tiết kiệm
Cá lóc phân bố rộng trong tự nhiên và thường thấy ở các thủy vực nước ngọt, do tăng trưởng nhanh và thịt cá, thơm ngon