Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Cho Thu Nhập Cao
Với 2 ao rộng 500m2 phía sau nhà, sau khi cải tạo và xử lý vôi bột tìm diệt cá tạp, ếch, rắn, chị Nguyễn Thị Nhít ngụ ấp Long An A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thả hơn 15.000 con cá lóc giống.
Hơn một tháng chăm sóc, chị tuyển lựa những con cá lóc lớn, khỏe mạnh để tiếp tục nuôi và tăng dần lượng thức ăn theo quá trình tăng trưởng của cá. Nguồn thức ăn cho cá lóc đầu nhím được chị Nhít sử dụng từ lúc ương nuôi đến khi thu hoạch là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm. Sau 1 tháng chăm sóc, cá đã lớn, chị tăng dần lượng thức ăn và có bổ sung thêm chất khoáng, vitamin... để tăng sức đề kháng cho đàn cá.
Chị Nhít cho biết: “Bình quân cứ đầu tư khoảng 4kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc thương phẩm. Để tránh dơ nguồn nước trong ao và giúp cá phát triển nhanh, phải thường thay nước và phòng ngừa dịch bệnh cho đàn cá bằng cách điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, hạn chế để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nền đáy ao, phải ghi chép đầy đủ các thông tin trong suốt quá trình nuôi, theo dõi các dấu hiệu bất thường của cá để nhận định đúng và có phương pháp phòng trị phù hợp... Nhờ vậy, đàn cá lóc tăng trưởng nhanh, không bị bệnh và tỷ lệ hao hụt thấp...”.
Đến nay, sau hơn 4 tháng chăm sóc, chị Nhít cho tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng 5,1 tấn cá lóc đầu nhím thương phẩm, bán giá 40.000 đồng/kg, thu nhập trên 200 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, chị còn lãi hơn 80 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá lóc trong ao bằng thức ăn công nghiệp của chị Nguyễn Thị Nhít vừa có nguồn thu nhập cao, vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống và từng bước khá giàu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển...
Có thể bạn quan tâm
Việc 12 nước tham gia đàm phán TPP đạt được thỏa thuận đang mở ra cơ hội cho Việt Nam bước vào một “sân chơi” rộng lớn và có ý nghĩa quyết định cho tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Giá lúa gạo trong vùng đang tăng mạnh do thiếu nguồn cung chế biến gạo xuất khẩu, nông dân có tâm lý găm hàng chờ giá lên.
Nông sản Hậu Giang nổi tiếng với những thương hiệu độc đáo như bưởi hồ lô, khóm Cầu Đúc, cá thát lát, cá rô đầu vuông... Nông dân Hậu Giang luôn là những con người cần cù, sáng tạo.
Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.