Nuôi Cá Ghép Vịt Trong Ao Hồ

Chăn nuôi vịt kết hợp với thả cá là một tiến bộ mới trong SX theo mô hình kinh tế VAC. Sau 45 ngày ở ao, một con vịt đã thải vào nước khoảng 10kg phân vịt, chưa kể lượng thức ăn của vịt rơi vãi xuống nước. Hiệu quả làm tăng sản lượng cá do phân của 250 con vịt nuôi trên 1 ha ao hồ có thể SX được 8 tấn thịt vịt sống và thu được 3 tấn cá, chỉ nuôi bằng thức ăn vịt rơi vãi và phân vịt thải ra.
Hệ thống chăn nuôi lợn + vịt + cá và trồng lúa, trồng rau đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở châu Á như Thái Lan, Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức SX theo mô hình này. Hệ thống kết hợp như vậy đã hỗ trợ lẫn nhau để SX ra một lượng protein cao hơn nhiều lần so với chăn nuôi trồng trọt riêng rẽ. Ao nuôi cá kết hợp nuôi vịt ngoài việc sử dụng phân bón vịt còn có tác dụng ăn nòng nọc, ếch nhái, côn trùng và ấu trùng của loài hại cá. Khi bơi lặn tìm mồi vịt đã góp phần làm giàu oxy cho các lớp bùn, thúc đẩy sự phân hủy và kích thích quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ bùn đáy vào nước ao. Tuy nhiên, cần thả vịt với mật độ thích hợp, nếu thả nhiều vịt trong diện tích ao nhỏ nước sẽ bị vấy bẩn, thải ra chất độc làm xấu chế độ khí trong ao, có thể làm chết cả cá và vịt.
Mật độ ghép chỉ nên thả 200 con vịt trên một ha ao cá, có độ sâu 1m nước, nếu nước ao nông hơn thì giảm bớt số vịt thả. Nên thả vịt con có 25 – 30 ngày tuổi vào ao cá giống để nuôi ghép. Có thể nuôi 3 – 4 lứa vịt con trong ao còn loài vịt thịt thì thả vào ao hồ nuôi cá thịt để đảm bảo an toàn cho cá.
Chuồng vịt làm trên mặt ao hồ kề với bờ, chuồng đơn giản: Đóng cọc tre xuống ao, trên nền chuồng ghép bằng phên tre để có thể rửa hàng ngày. Từ nền chuồng có cầu lên sàn, thức ăn dư thừa được rửa trôi xuống ao.
Đây là một mô hình kinh tế cho nhiều hiệu quả kinh tế trong SX tại huyện Anh Sơn, Nghệ An, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn đã và đang mở rộng mô hình tận mọi thôn bản trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Là giống vịt nhà, có nguồn gốc tại huyện Kỳ Lừa, Lạng Sơn. Đây là giống vật nuôi quý ở Việt Nam và đang nằm trong diện bảo tồn nguồn gen quý.

Vịt Cổ Lũng là giống quý hiếm, con giống di truyền có từ lâu đời, được các thế hệ người Bá Thước, Thanh Hóa gìn giữ, phát triển.

Ngỗng có thời kỳ ngưng đẻ từ tháng 4 đến tháng 8. Ðể nâng cao tỷ lệ trứng ngỗng có phôi thì làm như sau:

Nguyên nhân, cách phòng trị bệnh nấm phổi trên đàn vịt... Bệnh chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus và Mucoraceae gây ra.

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, bệnh lây lan nhanh, có thể gây chết tới 100%.Hiện bệnh đã xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn cho người nuôi