Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Nuôi Cá Dìa Trong Ao Đất Kết Hợp Tôm Sú

Nuôi Cá Dìa Trong Ao Đất Kết Hợp Tôm Sú
Ngày đăng: 31/07/2013

Cá dìa là một đặc sản của Thừa Thiên Huế, không chỉ người dân Huế mà cả khách du lịch đều biết đến giá trị thương phẩm của loài này. Nắm bắt nhu cầu thị trường, đồng thời được sự vận động của các cán bộ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh, anh Nguyễn Văn Dưỡng ở thôn Triệu Thôn, xã Phú An, huyện Phú Vang đã mạnh dạn đầu tư hơn 5000 m2 ao đất của mình để nuôi cá dìa kết hợp với nuôi tôm sú.

Từ những kiến thức đã học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật, anh Dưỡng cho biết cá dìa là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên của Huế. Chúng là loài rộng nhiệt, rộng muối, chịu được biên độ dao động muối từ 5-37‰. Thức ăn của cá dìa là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ, đồng thời chúng vẫn có thể ăn thức ăn tổng hợp nên rất tốt cho việc cải thiện môi trường ao nuôi.

Các bước thực hiện trong quá trình nuôi cá dìa của anh Dưỡng như sau:

Cải tạo ao

Trước khi thả nuôi cá phải tiến hành cải tạo kỹ ao nuôi. Sau khi cày xới mặt ao, anh Dưỡng dùng 500 kg vôi bột rải đều mặt ao, đặc biệt bón nhiều ở những chỗ còn đọng nước.

Dùng phân vi sinh và phân NPK để gây màu nước với hàm lượng 10kg phân vi sinh/100m2 và 3kg phân NPK/100 m2.

Thả giống

Trên diện tích 5000 m2, anh Dưỡng thả 2500 con cá dìa giống cỡ 50-70g/con, 7.500 tôm sú giống.

Chăm sóc

Biết được cá dìa là loài ăn thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ nên anh Dưỡng tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như rong tảo. Ngoài ra anh còn tự chế biến thức ăn từ ngũ cốc, cá tạp. Trong quá trình nuôi, cá dìa cũng mắc phải một số bệnh như bệnh ký sinh trùng và bệnh nhiễm khuẩn nhưng sau khi xử lý bằng formol (100%) với nồng độ 100-150ppm thì cá hết bệnh.

Sau 3 tháng nuôi anh Dưỡng thu được 312 kg cá dìa thịt, 150 kg tôm sú, 100 kg cua và tôm đất. Cá dìa có trọng lượng bình quân 250g/con, tỷ lệ sống 50%. Sau khi trưừchi phí, anh Dưỡng thu lãi hơn 8 triệu đồng.

Mô hình nuôi cá dìa kết hợp nuôi tôm sú bước đầu thành công đã làm tăng thu nhập của gia đình anh Dưỡng. Cá dìa sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên nên chi phí thức ăn thấp. Tuy nhiên cần phải lưu ý lựa chọn con giống sạch, có chế độ chăm sóc tốt, đề phòng các bệnh, chủ động theo dõi các yếu tố môi trường vì cá dìa khá nhậy cảm với biến đổi thời tiết.


Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chọn giống tôm sú khỏe mạnh Phương pháp chọn giống tôm sú khỏe mạnh

Chọn giống tôm sú là việc vô cùng quan trọng để người nuôi đạt năng suất cao. Chọn được giống tôm khỏe mạnh như có thể phòng và hạn chế được các bệnh lý

31/05/2018
Tôm sú tam bội thể: tỉ lệ giới tính và tốc độ tăng trưởng Tôm sú tam bội thể: tỉ lệ giới tính và tốc độ tăng trưởng

Nghiên cứu này nhằm xác định phương pháp tốt nhất để ngăn quá trình phân bào giảm nhiễm lần 2 là kỹ thuật nhằm tạo tôm sú tam bội.

29/06/2018
Top 3 các bệnh thường gặp ở tôm sú Top 3 các bệnh thường gặp ở tôm sú

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bà con một số bệnh thường gặp ở tôm sú để người nuôi có thể chủ động phát hiện và phòng trị bệnh hiệu quả nhất.

05/07/2018
Những điều cần lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú Những điều cần lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú

Đối với mô hình nuôi ghép này bà con cũng có một vài điều cần lưu ý, và đó là nội dung chính ECOCLEAN muốn chia sẻ với bà con trong bài viết hôm nay!

12/07/2018
Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú Bệnh thiếu dinh dưỡng trên tôm sú

Hiện nay, thức ăn công nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, không chú trọng để đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng

24/07/2018