Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá chẽm trên phá hướng đi thoát nghèo

Nuôi cá chẽm trên phá hướng đi thoát nghèo
Ngày đăng: 31/10/2015

Nuôi cá lồng trên phá đang mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trước tình trạng nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang ngày càng suy kiệt, ngư dân các xã ven phá đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2014, “Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình”(Paraff) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh xây dựng dự án “Huy động sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường phá Tam Giang” tại 2 xã Quảng Lợi và Quảng Thái (Quảng Điền).

Ngoài tập huấn nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ mô hình chuôm, dự án còn giúp người dân xây dựng mô hình nuôi cá chẽm trong lồng.

Từ hiệu quả của hoạt động nuôi trồng này, sau khi dự án kết thúc những người dân Quảng Lợi đã học hỏi thêm kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này.

Ông Nguyễn Nhân là một trong 10 hộ nhận hỗ trợ từ dự án Paraff xây dựng 1 lồng nuôi cá chẽm trên phá Tam Giang.

Sau khi dự án kết thúc, ông cũng như những hộ còn lại vẫn tiếp tục phát triển mô hình và đưa thêm đối tượng nuôi này vào nuôi xen ghép trong hồ nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, ông đang thả nuôi 500 con giống trong diện tích lồng 30m2.

Ông Nhân phấn khởi: Qua 2 năm gắn bó với việc nuôi cá chẽm trong lồng, chúng tôi bắt đầu thấy được hiệu quả kinh tế mà đối tượng này mang lại.

Điều khá thuận lợi là khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung Ngư Mỹ Thạnh có lưu lượng dòng chảy lớn nên thường xuyên được điều tiết nước, lồng được đặt giữa phá nên đảm bảo về mật độ, ít bị tác động bởi môi trường nên cá ít xảy ra dịch bệnh.

Hơn nữa, đầu ra của cá chẽm khá dễ dàng.

Cá sau thu hoạch được tiểu thương mua tận nơi, giá cả dao động khoảng 90 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi lồng gia đình thu nhập từ 45 đến 50 triệu đồng, trừ chi phí cũng lãi trên 30 triệu đồng.

Một đặc điểm khiến cá chẽm trở thành đối tượng nuôi được người dân quan tâm là khả năng thích nghi tốt với cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ, nước ngọt nên dù có thay đổi các yếu tố nguồn nước cá cũng ít bị ảnh hưởng.

Thức ăn của cá chẽm là các loại cá tạp, người dân tận dụng trong quá trình đánh bắt, khai thác hàng ngày nên chi phí nuôi không quá lớn.

Ông Hồ Sỹ Lành, Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho hay: Từ hiệu quả của dự án Paraff, chúng tôi khuyến khích người dân đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên phá Tam Giang.

Theo tính toán, mỗi lồng cá với diện tích 30m2/lồng, nếu được chăm sóc tốt sau 5 đến 6 tháng thả nuôi cho thu nhập khoảng 40 đến 50 triệu đồng.

Do đặc điểm thích nghi tốt và nuôi trong lồng nên mỗi năm có thể nuôi cá 2 vụ.

Nguồn cung con giống khá thuận lợi, chủ yếu lấy giống từ Thuận An chứ không cần phải đặt mua ở các tỉnh khác.

Hiện, toàn xã Quảng Lợi có 25 lồng nuôi cá chẽm, trong đó tập trung chủ yếu ở thôn Ngư Mỹ Thạnh.

Mô hình nuôi cá chẽm trong lồng trên phá Tam Giang tại xã Quảng Lợi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các ngư dân.

Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững cần có sự liên kết từ nhiều phía nhất là việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi và tìm đầu ra ổn định cho đối tượng nuôi này.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Thủy Sản Duy Trì Tốc Độ Tăng Trưởng Ngành Thủy Sản Duy Trì Tốc Độ Tăng Trưởng

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

16/06/2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.

16/06/2014
Quảng Ninh (Quảng Bình) Tôm Chết Hàng Loạt, Nhiều Gia Đình Lao Đao Quảng Ninh (Quảng Bình) Tôm Chết Hàng Loạt, Nhiều Gia Đình Lao Đao

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.

16/06/2014
Điều Tiết Nước Năm 2014 Đảm Bảo Nước Ngọt Trồng Lúa Và Nước Mặn Nuôi Tôm Điều Tiết Nước Năm 2014 Đảm Bảo Nước Ngọt Trồng Lúa Và Nước Mặn Nuôi Tôm

Đặc thù của Bạc Liêu là phân chia ra hai vùng sản xuất Bắc và Nam Quốc lộ 1A, đó là vùng nuôi tôm và trồng lúa. Những năm gần đây, nước mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa. Để điều tiết nước hài hòa, vừa bảo vệ lúa nhưng đảm bảo nước mặn nuôi tôm, năm 2014, ngành Thủy lợi tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp điều tiết nước.

16/06/2014
Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ Động Với Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Gia Súc Trong Mùa Mưa Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ Động Với Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Gia Súc Trong Mùa Mưa

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 5-2014, tại địa bàn 2 xã Suối Nghệ và Láng Lớn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có một số bò có triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Hiện dịch bệnh đã được khống chế, tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch LMLM cho gia súc trong mùa mưa vẫn còn lớn.

16/06/2014