Nuôi bò mô hình thoát nghèo hiệu quả

Chúng tôi theo ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam xã Vĩnh Hựu đến thăm hộ ông Nguyễn Văn Sáu ở ấp Hòa Bình mới thấy được hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò, nhất là nuôi bò sinh sản, đã mang về cho ông thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, đàn bò 7 con (5 con bò nái, 2 con bò đực phối giống) của ông con nào cũng to, béo. Ông Sáu cho biết: "Để có được bò giống tốt tôi phải chọn kỹ về nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại mỗi con ngay từ nhỏ. Lúc đầu, tôi chỉ nuôi 1 con, nếu đẻ ra bò đực thì bán hết, còn bò cái thì để lại nuôi gầy giống. Một con bò con sau khi sinh khoảng 4 tháng bán được 12 - 13 triệu/con bò đực, 14 - 15 triệu/con bò cái".
Trước đây, gia đình ông là hộ nghèo của xã, quanh năm chỉ trồng lúa, nhưng thu nhập không bao nhiêu, nên ông chuyển sang trồng cỏ, nuôi bò. Sau một thời gian gầy giống, đến nay gia đình ông đã có một đàn bò với số lượng lớn.
Ông chia sẻ: "Nuôi bò không mất nhiều công chăm sóc, chỉ tốn thời gian cắt cỏ, tận dụng rơm vào những mùa thu hoạch lúa, chất thành đống, để cho bò ăn mỗi khi thiếu cỏ, nhất là vào mùa khô".
Ngoài ra, ông còn nuôi 2 con bò đực (bò Cọp) dùng để phối giống, trung bình mỗi lần phối giống có giá 300 ngàn đồng/con. Nhờ bò giống đẹp, chất lượng cao nên được bà con chọn phủ giống cho bò nuôi rất nhiều. Hàng tháng, anh thu thêm về vài triệu đồng từ 2 con bò dùng để phối giống này.
Nhờ mô hình chăn nuôi bò mang lại hiệu quả mà nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo, xây được nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi như: Anh Nguyễn Văn Cường, Võ Văn Nam... Hiện tại, Vĩnh Hựu có 228 hộ chăn nuôi bò, với gần 900 con, đã giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo. Hàng năm, các cấp Hội luôn phối hợp với nhau để hỗ trợ vốn cho những gia đình khó khăn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân chăn nuôi và khuyến khích nuôi bò. Tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 4,68%.
Ông Nguyễn Văn Thế khẳng định: "Thời gian tới, Hội phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi bò, để bà con nắm vững các biện pháp chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn vốn, tìm ra những giống bò mới, có chất lượng cao khuyến khích bà con chăn nuôi, giúp bà con thoát nghèo".
Related news

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.

Song năm nay tình hình hoàn toàn trái ngược. Tại thôn Lạc Hòa của xã Ninh An, nhiều ruộng ớt cây lên rất tốt nhưng đến kỳ thu hoạch thì tự nhiên lá bị cháy và trái bị thối đồng loạt. Ngoài ra, không ít ruộng ớt lại mắc phải bệnh xoắn lá, khiến cây ớt không ra hoa được.

Thôn Quật Xá (xã Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị) là vùng đất thuần nông, người dân quanh năm chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, lạc và sắn. Trong câu chuyện làm ăn của những người dân địa phương, mọi người thường nhắc đến một cô gái trẻ tên là Hải Đường đang ngày đêm miệt mài phát triển mô hình trồng nấm sò.

Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Nguyễn Hữu An thông tin: “Thời gian nghỉ Tết hàng năm, cán bộ, kỹ thuật viên của đơn vị vẫn đảm bảo công tác trực nhật và ra đồng cùng nông dân. Các trạm BVTV huyện đã phân công cán bộ xuyên suốt tại cơ quan, đồng thời nhắc nhở anh em kỹ thuật viên phải phối hợp cùng nông dân thăm đồng dịp Tết vì khả năng xảy ra sâu bệnh cao trong thời gian này”.

Gia đình anh Trần Đình Vân ở thôn 2, xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak) hiện có 3 ha cà phê kinh doanh. Mỗi đợt tưới, với 2 máy bơm tiêu hao khoảng 160 lít dầu, chi phí khoảng 3 triệu đồng. Anh Vân cho biết, thời điểm năm ngoái, gia đình anh phải tốn khoảng 5 triệu đồng để mua dầu chạy máy bơm/đợt tưới. Nhưng đến nay, giá dầu giảm sâu, giúp người dân tiết kiệm khá nhiều.