Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bồ Câu Pháp Chơi Ăn Thật

Nuôi Bồ Câu Pháp Chơi Ăn Thật
Ngày đăng: 27/10/2014

Vợ chồng đều là viên chức nhà nước, nhưng gia đình anh Trương Công Định ở tổ 7, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lại thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Giá bán chim giống 500 ngàn đồng/cặp, chim thịt 100 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí gia đình anh Định thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Trong một lần xem chương trình truyền hình “Sinh ra từ làng”, anh Định “bén duyên” với nghề nuôi chim bồ câu Pháp. Từ ý tưởng nuôi làm cảnh ban đầu, anh trở thành chủ trại nuôi chim bồ câu kinh doanh hiệu quả.

Lúc đầu chưa có kiến thức về về loại chim này, anh Định tìm tòi trên mạng và đọc các loại sách. Năm 2011, anh mua 20 cặp chim về nuôi. Chỉ sau 40 ngày, đàn chim đã có thêm 20 chim con. Anh Định cho biết: “Nuôi bồ câu Pháp vốn đầu tư không lớn. Chỉ 10m2 là có thể xây dựng chuồng nuôi 250 cặp chim. 1 cặp chim giống mỗi năm đẻ 10 lứa, mỗi lứa 2 trứng và tỷ lệ ấp nở rất cao.

Việc chăm sóc chim bồ câu đơn giản. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và xế trưa đối với chim mẹ đang trong kỳ sinh sản. Với 250 cặp chim bồ câu Pháp, trung bình mỗi ngày chỉ tốn khoảng 100 ngàn đồng mua thức ăn, chủ yếu là gạo lứt. Giống bồ câu Pháp có sức đề kháng tốt, thích ứng nhanh với môi trường sống nên ít nguy cơ phát bệnh.

Thịt bồ câu Pháp được nhiều người ưa chuộng. Hiện lượng bồ câu của trại anh Định chỉ đủ cung cấp cho người dân trong vùng. Còn các mối lớn như nhà hàng, quán nhậu hay tiệc cưới... thì không đủ cung cấp dù khách đặt trước. Mỗi cặp chim bồ câu Pháp thịt (sau khi nở khoảng 10 - 15 ngày) nặng khoảng 0,8kg có giá 100 ngàn đồng.

Từ thành công của anh Định, nhiều hộ ở các xã Tân Tiến, Tân Lập (Đồng Phú) đã đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống của trại anh và nuôi rất thành công. Anh Định cho hay: “Gia đình tôi có thể trao đổi kinh nghiệm với những ai có chung sở thích và muốn làm giàu từ chim bồ câu Pháp.

Anh Mùi ở xã Tân Tiến muốn nuôi chim bồ câu Pháp nhưng không có vốn. Tôi đã hướng dẫn xây chuồng, kỹ thuật nuôi và bán thiếu con giống. Tôi muốn chia sẻ thành công với nhiều người. Nuôi bồ câu không khó, cái khó là ý chí muốn thoát nghèo”.


Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh Trồng Rau Xanh Trên Vùng Cát Bạc Màu Hà Tĩnh Trồng Rau Xanh Trên Vùng Cát Bạc Màu

Điều khó tin này đến từ kết quả của việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao cho vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh”. Dự án do Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

12/02/2014
Cảnh Giác Đợt Rầy Cám Nở Rộ Với Mật Số Cao Cảnh Giác Đợt Rầy Cám Nở Rộ Với Mật Số Cao

Do rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá diễn biến phức tạp, sau khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân sớm, các địa phương cần theo dõi thông báo tình hình rầy nâu vào đèn để khuyến cáo nông dân xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy. Tốt nhất nên vận động nông dân trồng rau màu, cải tạo đất trước khi xuống giống lúa Hè Thu.

12/02/2014
Ca Cao Đầu Ra Ổn Định, Diện Tích Được Mở Rộng Ca Cao Đầu Ra Ổn Định, Diện Tích Được Mở Rộng

Hơn 6 năm triển khai dự án ca cao trồng xen trong vườn dừa, đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân trồng ca cao vẫn kiên trì giữ vững diện tích.

12/02/2014
Nghiên Cứu, Phát Triển Các Giống Chè Xanh, Chè Ô-Long Chất Lượng Cao Nghiên Cứu, Phát Triển Các Giống Chè Xanh, Chè Ô-Long Chất Lượng Cao

Nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các nhà khoa học nhằm góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức đồ uống của người dân trong nước và xuất khẩu.

12/02/2014
Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Phù Hợp Với Xu Hướng Hiện Nay Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Phù Hợp Với Xu Hướng Hiện Nay

Được biết, trong thời gian trở lại đây, sản xuất rau an toàn (RAT) không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Thực tiễn thành công của một số mô hình sản xuất RAT đã cho thấy việc nhân rộng và phát huy hiệu quả của mô hình này là cần thiết.

12/02/2014