Kiểm Soát Môi Trường Nuôi Thủy Sản Mùa Nắng Nóng

Cuối tháng 4 vừa qua, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã kiểm tra 15 mẫu nước tại các vùng nuôi thủy sản trong địa bàn.
Kết quả cho thấy, hầu hết chất lượng nước tại các vùng nuôi không tốt. Nhiều chỉ số đánh giá về ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh vượt ngưỡng cho phép. Ô nhiễm vi sinh tại các vùng nuôi ở đầm Ô Loan, hạ lưu sông Bàn Thạch cũng có nguy cơ bùng phát vào mùa nắng nóng.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi cần chủ động nguồn nước cấp và chống nóng cho các ao nuôi; kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn và tuyệt đối không cho ăn thừa; cho ăn bổ sung men tiêu hóa và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Đồng thời, nên dành 20% diện tích ao nuôi để xử lý nước trước khi bơm vào ao đìa; nuôi ghép các loài thủy sản để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trong quá trình nuôi. Những diện tích nuôi tôm bị bệnh cần tiêu hủy hoặc chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Dù mới bán thí điểm tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM), nhưng nhiều người tiêu dùng từ xa không ngại khó tìm đến đây chỉ để mua thịt heo VietGAP với mong muốn có bữa ăn an toàn.

Mặc dù được coi là “vựa” nông sản của cả nước, nhưng những ngày gần đây từ khắp các chợ đầu mối cho đến các chợ vùng nông thôn ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều tràn ngập các loại nông sản Trung Quốc (TQ).

Giống táo lõi hồng có tên Hidden Rose, hay còn được gọi là Airlie Redflesh, là giống táo Mỹ được người tiêu dùng rất ưa chuộng.