Ba Chẽ (Quảng Ninh) Bảo Tồn, Phát Triển Cây Trà Hoa Vàng
Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đều đã biết về cây chè hoa vàng dùng để nấu nước uống giống như cây chè xanh bình thường. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng.
Theo tài liệu “Cây thuốc sạch của Việt Nam cho sức khoẻ cộng đồng” của Công ty TNHH Cây thuốc Việt Nam thì trà hoa vàng hiện mới chỉ thấy có ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Chúng có hình dáng gần giống cây chè xanh và sinh sống trong các khu rừng có độ ẩm, có độ cao dưới 500m.
Cây trà hoa vàng đâm lộc khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, tháng 11 bắt đầu nở hoa có đường kính 5-6cm rất đẹp. Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, bên bờ suối có bóng râm, nên rất thích hợp ở vùng cao Ba Chẽ, vì nơi đây có con sông Ba Chẽ khí hậu ẩm ướt.
Trước đây người ta chỉ biết trà hoa vàng nấu lấy nước uống ngon, người khoẻ mạnh ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Ngày nay, trà hoa vàng được các nhà khoa học chứng minh có khả năng kiềm chế được sự sinh trưởng của khối u, giảm cholesterol trong máu, chữa xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao, giúp hạ đường trong huyết áp. Bởi vậy giá hoa trà rất cao, hiện bán ở Ba Chẽ là 15 triệu đồng/kg hoa khô.
Có một thời người dân các xã vùng cao ở Ba Chẽ đổ xô vào rừng để tìm trà hoa vàng, họ đào rễ bán cả cây cho thương lái thu gom mang sang bên kia biên giới.
Để tránh người dân khai thác mang tính huỷ diệt, một số hộ ở các xã Đạp Thanh, Đồn Đạc (Ba Chẽ) đã đứng ra bao tiêu thu mua cây trà để tránh thất thoát ra nước ngoài, mất giống trà quý ở Việt Nam. Người trồng trà theo hướng bảo tồn đầu tiên ở huyện Ba Chẽ là anh Nịnh Văn Chắng (thôn Khe Sa, xã Đạp Thanh). Anh Chắng hiện trồng 2ha trà với 3.300 cây và đã cho thu hoạch được 1 vụ.
Trước đây, anh Chắng cũng chưa hiểu hết giá trị của trà hoa vàng, nhưng sau khi sử dụng anh nhận thấy đây là loài cây chữa bệnh rất tốt. Từ năm 2006 đến nay, anh Chắng đứng ra thu mua trà hoa vàng của người dân xã Đạp Thanh và các xã lân cận lấy từ rừng về, để phát triển trên khu vực đất nhà mình.
Anh Chắng cho biết: Cây trà hoa vàng rất dễ trồng, vì đây là cây bản địa phù hợp với thổ nhưỡng của Ba Chẽ. Trà trồng 3 năm cho thu hoạch, 1 cây có thể cho 1kg hoa tươi/vụ, 1ha trà cho khoảng 250kg hoa tươi. Với giá bán hiện nay, người trồng trà có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Đến nay, ở Ba Chẽ đã có thêm nhiều hộ dân đứng ra thu mua cây trà giống để bảo tồn và phát triển kinh tế, rồi tìm biện pháp nhân rộng. Năm 2013, huyện chỉ có khoảng 4ha trồng trà hoa vàng, tập trung chủ yếu ở xã Đạp Thanh. Cây trà hoa vàng đang được Đạp Thanh dự tính chọn là sản phẩm trong chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của xã.
Năm nay, đã có hơn 40 hộ ở các xã trong huyện đăng ký với Phòng NN&PTNT huyện phát triển diện tích trà hoa vàng lên 52ha. Bà con tham gia mô hình này được huyện hỗ trợ 50% giá giống. Có điều, giống trà hiện còn rất ít trong tự nhiên, nên cần có hướng hỗ trợ phát triển trà giống để những người hiện trồng trà không hái hết hoa, mà để cây ra quả, lấy giống.
Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Không giống như nhiều loài cây khác rất khó về đầu ra, cây trà hoa vàng tiêu thụ rất tốt, thậm chí không có mà bán. Vấn đề là làm sao bảo tồn được giống…
Có thể bạn quan tâm
Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.
Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.
Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).